Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 7 Sulfur và sulfur dioxide. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A. chu kì 3, nhóm VIA.
  • B. chu kì 5, nhóm VIA.
  • C. chu kì 3, nhóm IVA.
  • D. chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

  • A. vôi sống.
  • B. cát.
  • C. muối ăn.
  • D. sulfur.

Câu 3: Sulfur có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào?

  • A. -2; +4; +5; +6
  • B. -3; +2; +4; +6.
  • C. -2; 0; +4; +6
  • D. +1 ; 0; +4; +6

Câu 4: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur

  • A. chất rắn màu vàng
  • B. không tan trong nước
  • C. có tnc thấp hơn ts của nước
  • D. tan nhiều trong benzen

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur 

  • A. Làm nguyên liệu sản xuất acid sulfuric.
  • B. Làm chất lưu hóa cao su.
  • C. Khử chua đất.
  • D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 6: Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

  • A. dung dịch Ba(OH)2
  • B. CaO
  • C. dung dịch NaOH
  • D. nước bromine

Câu 7: Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO2 vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là

  • A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.
  • B. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.
  • C. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
  • D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.

Câu 8: Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 18,9.   
  • B. 25,2.    
  • C. 20,8.    
  • D. 23,0.

Câu 9: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột sulfur trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam sulfur tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

  • A. 5,6 gam.    
  • B. 11,2 gam.    
  • C. 2,8 gam.    
  • D. 8,4 gam.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là

  • A. 5,82%.    
  • B. 11,84%.    
  • C. 11,65%.    
  • D. 9,61%.

 

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur dioxide

  • A. Là chất khí không màu
  • B. Nặng hơn không khí
  • C. Tan nhiều trong nước
  • D. Là  chất khí không mùi

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur dioxide

  • A. Sản xuất giấm ăn
  • B. Khử màu trong sản xuất đường
  • C. Tẩy trắng bột giấy
  • D. Chống nấm mốc cho sản phẩm mây tre đan

Câu 3: Các nguồn chính phát sinh sulfur dioxide là

  • A. Khí thải núi lửa
  • B. Đốt cháy nhiên liệu như than đá, dầu mỏ
  • C. Đốt rác thải
  • D. Đốt quặng sulfide

Câu 4: SO2 không tác dụng với chất nào sau đây

  • A. H2S
  • B. NO2
  • C. NaOH
  • D. CO2

Câu 5: Trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở dạng

  • A. Khí
  • B. Đơn chất và hợp chất
  • C. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất
  • D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

Câu 6: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây

  • A. 4S + 6NaOH (đặc) to → 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O
  • B. S + 3F2 Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án SF6
  • C. S + 6HNO3 (đặc) Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
  • D. S + 2Na Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án Na2S

Câu 7: Sulfur tác dụng với acid sulfuric đặc, nóng theo phản ứng

S + 2H2SO4 đặc Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử sulfur bị khử và số nguyên tử sulfur bị oxi hoá là

  • A. 1 : 2.
  • B. 1 : 3.
  • C. 3 : 1.
  • D. 2 : 1.

Câu 8: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch

  • A. NaCl.    
  • B. CuCl2.    
  • C. Ca(OH)2.    
  • D. H2SO4.

Câu 9: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A. 3,36.  
  • B. 1,12.    
  • C. 4,48.    
  • D. 2,24.

Câu 10: Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột sulfur rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

  • A. 2,80.    
  • B. 3,36.    
  • C. 3,08.    
  • D. 4,48.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Nêu tính chất hóa học của sulfur. Viết PTHH minh họa. 

Câu 2 (4 điểm). Hòa tan hoàn toàn 51,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO vào nước thu được 6,1975 lít khí H2 (đkc) và dung dịch Y, trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đkc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Nêu tính chất hóa học của sulfur dioxide và viết các PTHH minh họa. 

Câu 2 (4 điểm). Cho sản phẩm khí thu được khi đốt cháy 17,92 lít khí H2S (đktc) sục vào 200 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Tính nồng độ phần trăm muối trong dung dịch?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong phương trình phản ứng sau, SO2 đóng vai trò gì

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

  • A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
  • B. Là chất khử
  • C. Là chất oxi hóa
  • D. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử

Câu 2. So sánh tính chất cơ bản của oxigen và sulfur ta có

  • A. tính oxi hóa của oxi < sulfur
  • B. tính khử của sulfur > oxi
  • C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S
  • D. tính khử của oxi = tính khử của S

Câu 3: Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

  • A. dung dịch Ba(OH)2
  • B. CaO
  • C. dung dịch NaOH
  • D. nước bromine

Câu 4. Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch

  • A. NaCl.    
  • B. CuCl2.    
  • C. Ca(OH)2.    
  • D. H2SO4.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Hoàn thành các phản ứng sau, xác định sự thay đổi số oxi hóa của các chất và cho biết trong các phản ứng đó, SO2 thể hiện tính oxi hóa hay tính khử.  

(1) SO2 + 2H2S ⟶ 

(2) SO2 + Br2 + H2O ⟶

Câu 2 (2 điểm):  Cho 11 gam hỗn hợp bột aluminium và bột iron tác dụng hoàn toàn với bột sulfur trong điều kiện không có không khí, thì thấy lượng sulfur tham gia phản ứng là 12,8g. Tính khối lượng sắt có trong hỗn hợp đầu. 

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sulfur có cấu hình electron là

  • A. 1s22s22p63s23p4
  • B. 1s22s22p63s23p5
  • C. 1s22s22p63s23p6
  • D. 1s22s22p63s13p5

Câu 2. ho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO2 vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là

  • A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.
  • B. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.
  • C. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
  • D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.

Câu 3: Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

  • A. NH3    
  • B. O3    
  • C. SO2    
  • D. H2S

Câu 4. Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa sulfur bột trên ngọn lửa đèn cồn, sulfur nóng chảy, sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa sulfur đang cháy vào bình đựng khí oxi, sulfur tiếp tục cháy cho ngọn lửa

  • A. sáng hơn và sinh ra sulfur đioxit.
  • B. mờ hơn và sinh ra sulfur đioxit.
  • C. sáng hơn và sinh ra sulfur trioxit.
  • D. mờ hơn và sinh ra sulfur trioxit.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Hoàn thành các phản ứng hóa học sau, xác định sự thay đổi số oxi hóa của các chất và chỉ ra các phản ứng hóa học mà trong đó S thể hiện tính khử.

Học sinh tham khảo

Câu 2(2 điểm): Cho 5,6 gam bột iron cùng với 2,4 gam bột sulfur rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan B. Để đốt cháy hoàn toàn X và B cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?  

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 7 Sulfur và sulfur dioxide, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác