Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 28 Sự truyền nhiệt (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 28 Sự truyền nhiệt (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 2: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Đun nước trong ấm.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự thông khí trong lò.

Câu 3: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 4: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?

  • A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
  • D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

  • A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
  • B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
  • C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
  • D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 6: Chọn nhận xét sai:

  • A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
  • B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
  • D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

Câu 7: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  • C. Bức xạ nhiệt
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 10: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

  • A. Vì nhôm mỏng hơn.
  • B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
  • C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
  • D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCDCC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDACCB

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 28 Sự truyền nhiệt (Đề trắc nghiệm, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 28 Sự truyền nhiệt (Đề trắc nghiệm, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác