Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 34 Hệ hô hấp ở người (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 34 Hệ hô hấp ở người (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đường dẫn khí có chức năng gì? 

  • A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
  • B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
  • C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi
  • D. Bảo vệ hệ hô hấp

Câu 2: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

  • A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
  • B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
  • C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
  • D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Câu 3: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  • A. họng và phế quản.
  • B. phế quản và mũi.
  • C. họng và thanh quản
  • D. thanh quản và phế quản.

Câu 4: Nhịp hô hấp là

  • A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây
  • B. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút
  • C. Số lần hít vào được trong 1 phút
  • D. Số lần thở ra được trong 1 phút

Câu 5: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

  • A. Sử dụng khí nitrogen và loại thải khí cacbonic
  • B. Sử dụng khí cacbonic và loại thải khí oxygen
  • C. Sử dụng khí oxygen và loại thải khí cacbonic
  • D. Sử dụng khí oxygen và loại thải khí nitrogen

Câu 6: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

  • A. Phế quản      
  • B. Khí quản
  • C. Thanh quản     
  • D. Họng

Câu 7: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?

  • A. 500 – 700 ml.
  • B. 1200 – 1500 ml.
  • C. 800 – 1000 ml.
  • D. 1000 – 1200 ml.

Câu 8: Khi chúng ta thở ra thì

  • A. cơ liên sườn ngoài co.
  • B. cơ hoành co.
  • C. thể tích lồng ngực giảm.
  • D. thể tích lồng ngực tăng.

Câu 9: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người?

  • A. N2      
  • B. NO2
  • C. CO      
  • D. NO

Câu 10: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

  • A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
  • B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
  • C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCCDBC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDCAC

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 34 Hệ hô hấp ở người (Đề, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 34 Hệ hô hấp ở người (Đề, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác