Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thời gian trong bài thơ là khi nào?

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu 
  • D. Mùa đông

Câu 2: Cách nhắc đến các địa danh ở Chiêm Hóa thể hiện rõ tình cảm gì của tác giả?

  • A. Am hiểu cảnh sắc quê hương
  • B. Sự yêu mến, tự hào
  • C. Lợi dụng để quảng bá
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Câu thơ “Cho ta gửi nỗi nhớ cùng” thể hiện điều gì về nhân vật trữ tình?

  • A. Là một người chỉ biết nhờ vả, không tự làm
  • B. Là một người mơ mộng viển vông vì nỗi nhớ không thể nào gửi đi được.
  • C. Là một người yêu quê hương
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây nói đúng về thiên nhiên của Chiêm Hoá?

  • A. Một vùng núi non sông nước huyền ảo vô cùng vô tận.
  • B. Một vùng núi non sông nước đang tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
  • C. Thiên nhiên có những thứ đẹp như những ngọn đồi xanh, cây đào hồng thắm nhưng cũng có cả những thứ xấu xí.
  • D. Thiên nhiên bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Câu 5: Hình ảnh con người được tác giả miêu tả đầy khéo léo và tinh tế có tác dụng gì?

  • A. Đem lại những cái nhìn chân thực về con người tại mảnh đất Chiêm Hóa
  • B. Giúp câu thơ có hồn, sinh động hơn
  • C. Thể hiện tài năng của tác giả
  • D. Giúp ảnh sắc ở mảnh đất Chiêm Hóa được tô đậm thêm

Câu 6: Các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” là?

  • A. Đi
  • B. Trở lại
  • C. Tới
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

Câu 2 (2 điểm): Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điểm hay trong cách miêu tả vẻ đẹp của con gái bản Tày là gì?

  • A. Tác giả dùng cách nói phóng đại, mô phỏng vẻ đẹp của sử thi để mô tả vẻ đẹp của con người thực tế.
  • B. Cách mô tả vẻ đẹp của con người thông qua thiên nhiên.
  • C. Cách nói “chỉ riêng … cũng”. Điều này nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đã nói ở trước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta hiểu câu thơ “Ngày lành duyên tốt mừng nhau” như thế nào?

  • A. Sắp đến đám cưới rồi.
  • B. Mong ước về những chuyện tình đối lứa đẹp đẽ.
  • C. Cuộc sống nơi đây toàn là chuyện vui.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng từ “về” trong “Nếu mai em về Chiêm Hóa”?

  • A. Truyền tải được mong muốn, những hoài niệm của nhà thơ khi nhắc tới cội nguồn
  • B. Thể hiện một dự định của bản thân
  • C. Bộc lộ tâm tư, tình cảm đầy yêu thương của nhà thơ đối với quê hương của mình
  • D. A và C đúng

Câu 4: Trong khổ thơ 4, “hương” vần với từ nào?

  • A. Quá
  • B. Mọng
  • C. Đường
  • D. Cả B và C.

Câu 5: Thể thơ của bài thơ này là gì?

  • A. Thơ lục bát
  • B. Thơ sáu chữ
  • C. Thơ thất ngôn bát cú
  • D. Thơ bảy chữ

Câu 6: Câu nào trong khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?

  • A. Câu thứ nhất
  • B. Câu thứ hai
  • C. Câu thứ hai và thứ ba
  • D. Câu thứ ba và thứ tư

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân?

Câu 2 (2 điểm): Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác