Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây.
  • B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây.
  • C. Ăn quả xong nhớ đem hạt đi trồng cây.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • A. Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó
  • B. Muốn hưởng thụ thành quả thì phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào người khác.
  • C. Nếu một người đưa bạn đến với thành công thì bạn phải có trách nhiệm chia tiền cho họ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu, lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình linh như vậy

Câu 4: Đoạn sau được trích từ “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?

  • A. Anh thanh niên không muốn mọi người rời đi.
  • B. Anh thanh niên muốn than với trời là sao thời gian trôi nhanh vậy.
  • C. Anh thanh niên muốn tỏ tình với cô gái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con.  Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. 

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa

-  Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Hãy nêu nghĩa hàm ẩn của các câu gạch chân.

  • A. Con sẽ bị bán đi cho nhà cụ Nghị.
  • B. Con sẽ trở thành con nuôi cụ Nghị, không phải sống kham khổ nữa.
  • C. Câu đầu: con bị phạt, lần sau phải ăn ở chỗ khác; câu sau: con sẽ được hưởng cuộc sống ấm no.
  • D. Câu đầu: mẹ yêu con nhiều lắm; câu sau: con cũng cần phải yêu mẹ.

Câu 6: Cho đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con.  Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. 

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa

-  Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

  • A. Vì chị Dậu thương cho phận mình.
  • B. Vì chị Dậu không muốn làm con buồn.
  • C. Vì chị Dậu không muốn để em cái Tí biết lại ghen tị.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chức năng của nghĩa hàm ẩn là gì? Lấy ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

a.

Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống lớn để riêng cho thầy.

b. Ông Jourdain: Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may: Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Jourdain: Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may: Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố):

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. 

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

  • A. Câu đầu rõ hơn. Vì chị Dậu không muốn lừa dối con mãi.
  • B. Câu đầu rõ hơn. Vì chị Dậu là người thẳng tính.
  • C. Câu sau rõ hơn. Vì chị Dậu cần phải có một câu trả lời thoả đáng cho con.
  • D. Câu sau rõ hơn. Vì chị Dậu muốn tiếp tục che dấu sự thật.

Câu 2: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”

  • A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • B. Hồi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 3: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế?” (Nê-xin)

  • A. Hỏi nhân vật “tôi” về người làm cái đơn mua kính đó.
  • B. Có ý chửi người cho nhân vật “tôi” cái đơn mua kính
  • C. Ý nói nhân vật “tôi” ngu si, không biết gì
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?

  • A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
  • B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
  • C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
  • D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

Câu 5: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

  • A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
  • B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 6: Hãy tìm nghĩa tường mình, nghĩa hàm ẩn của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

  • A. Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bác sĩ đợi lâuNghĩa hàm ẩn: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân
  • B. Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơnNghĩa hàm ẩn: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có những nghĩa hàm ẩn tuỳ thuộc ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Câu 2 (2 điểm): Có những nghĩa hàm ẩn không tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác