Đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

 Câu 1 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Ai cũng mong muốn hướng đến điều ……… trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải …… và bảo vệ lẽ phải”.

 A. Tuyệt vời / trân quý

 B. Thành công / tôn trọng

 C. Tốt đẹp / tôn trọng

 D. Công bằng / bảo vệ

 Câu 2 (0,25 điểm). Đâu là khái niệm chỉ tài nguyên thiên nhiên?

 A. Là những điều mà con người tạo ra phục vụ cho đời sống

 B. Là những vật chất được xây dựng theo các thời kì phát triển của xã hội

 C. Những của cải có sẵn trong tự nhân mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cần sống của con người

 D. Những điều không thể thay thế được trong tự nhiên

 Câu 3 (0,25 điểm). Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?

 A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả

 B. Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống

 C. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó

 D. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành

 Câu 4 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

 A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế

 B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt

 C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người

 D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống

 Câu 5 (0,25 điểm). “Đạt học sinh giỏi trong kì thi cuối kì sắp tới” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

 A. Học tập và nghề nghiệp

 B. Tài chính cá nhân

 C. Sức khỏe

 D. Trao tặng và cống hiến xã hội

 Câu 6 (0,25 điểm). Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?

 A. Tương thân tương ái

 B. Tôn sư trọng đạo

 C. Đạo lí nhân nghĩa

 D. Tôn trọng lẽ phải

 Câu 7 (0,25 điểm). Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

 A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

 B. Rừng.

 C. San hô.

 D. Cá voi.

 Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải?

 A. Chăm chỉ ôn bài cho bài kiểm tra

 B. Chép phao trong kì thi

 C. Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa

 D. Không tùy tiện đổ oan cho người khác.

 Câu 9 (0,25 điểm). Nhà máy H xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

 A. Chính quyền địa phương.

 B. Trưởng thôn.

 C. Trưởng công an xã.

 D. Gia đình.

 Câu 10 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?

 A. Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

 B. Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm để bán

 C. Sử dụng tiết kiệm điện nước

 D. Lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

 Câu 11 (0,25 điểm). Ý nghĩa câu danh ngôn: "Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó" là gì?

 A. Cố gắng sẽ đạt được mọi thứ

 B. Bạn muốn đạt được nó thì phải đoàn kết

 C. Phải biết mình đang làm gì

 D. Biết bản thân mình cần cái gì, xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện chắc chắn sẽ đạt được

 Câu 12 (0,25 điểm). Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

 A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích lũy được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống

 B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.

 C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.

 D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.

 Câu 13 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

 A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp

 B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp

 C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải

 D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

 Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, đâu là mục tiêu trung hạn trong các trường hợp sau?

 A. Dành tiền mua quà sinh nhật cho bạn vào cuối tháng.

 B. Rèn luyện bản thân để trở thành bác sĩ tốt trong tương lai

 C. Chinh phục giải chạy 15km trong 5 tháng nữa

 D. Thu nhập 2 triệu đồng mỗi tuần

 Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy là hành vi như thế nào?

 A. Tôn trọng lẽ phải

 B. Không tôn trọng lẽ phải

 C. Sống thực dụng

 D. Sống tàn nhẫn

 Câu 16 (0,25 điểm). SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

 A. Quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

 B. Quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

 C. Quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

 D. Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

 Câu 17 (0,25 điểm). Khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, một số đối tượng đã lợi dụng sự nhanh nhạy của truyền phát thông tin đã tuyên truyền một số quan điểm lệch lạc về chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phòng, chống dịch bệnh. Theo em, mỗi người dân cần phải làm gì để có thể đấu tranh chống lại các thông tin không chính xác được lan truyền trên mạng?

 A. Nhân dân cần phải cần phải biết chọn lọc thông tin mà mình tiếp xúc hằng ngày để tránh các thông tin sai lệch

 B. Đề ra các biện pháp sàng lọc các thông tin nhằm ngăn chặn các thông tin không chính xác

 C. Nhân dân cần phải chọn lọc xem, tiếp nhận thông tin từ các trang tin tức chính thống; không hùa theo các thông tin xấu được lan truyền trên mạng, bài trừ các thông tin sai sự thật

 D. Chỉ cần mình không tiếp xúc với các thông tin sai lệch là sẽ ngăn chặn được các thông tin có nội dung không tốt lan rộng

 Câu 18 (0,25 điểm). Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

 A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức

 B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường

 C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường

 D. Khánh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Ngọc chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh

 Câu 19 (0,25 điểm). Dạo gần đây H biết T ham chơi, bỏ bê việc học tập nhưng khi được cô giáo hỏi thăm tình hình của T, H rất thản nhiên nói với cô rằng mình không biết gì hết. Theo em, H có đang thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải hay chưa?

 A. H chưa thực hiện tốt việc bảo vệ và tôn trọng lẽ phải vì H đã nói dối cô giáo

 B. H đã giúp T che dấu được tình hình với cô giáo

 C. H là người bạn tốt của T, luôn giúp T không gặp phải nhiều rắc rối tại trường học

 D. H đã thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải, để giúp T không bị cô giáo nghi ngờ

 Câu 20 (0,25 điểm). Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

 A. Đốt rừng để làm nương rẫy

 B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

 C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

 D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

 Câu 21 (0,25 điểm). Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

 A. Vì Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình

 B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái

 C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn

 D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

 Câu 22 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người?

 A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

 B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

 C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

 D. Cần cù bù thông minh.

 Câu 23 (0,25 điểm). Em hãy phân loại mục tiêu cá nhân cho trường hợp sau: Chị Hoa đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

 A. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu sức khỏe

 B. Mục tiêu trung hạn và mục tiêu phát triển bản thân

 C. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu phát triển bản thân

 D. Mục tiêu trung hạn và mục tiêu nghề nghiệp

 Câu 24 (0,25 điểm). Để Lan có thể học tốt môn Khoa học xã hội, Lan cần làm gì?

 A. Làm bài tập đầy đủ, tìm nhóm bạn cùng học

 B. Chăm chú lắng nghe giảng bài, không cần làm bài tập về nhà nữa

 C. Không chia sẻ với ai, lặng lẽ cố gắng

 D. Dành toàn bộ thời gian ở nhà để học môn đó

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

 Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy phân loại mục tiêu cá nhân và nêu ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

 Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.

  Hướng dẫn trả lời 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

B

A

A

D

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

B

D

A

B

C

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

A

C

C

C

C

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

 Phân loại mục tiêu cá nhân:

 - Phân theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình và bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, trao tặng và cống hiến xã hội,...

 - Phân theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

 Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân: giúp con người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.

 Câu 2:

 - Một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải:

 + Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.

 + Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

 + Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.

 + Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

 + Cây ngay không sợ chết đứng.

 + Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

 + Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.

 + Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

 + Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thật giàu sang mới bền.

 - Ý nghĩa: khuyên con người luôn sống ngay thẳng, trung thực, tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công dân 8 kết nối, đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác