Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa.

Câu 2. Hành động nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia?

A. Tìm hiểu học hỏi tiếng nước ngoài

B. Ăn các món ăn truyền thống của các dân tộc

C. Không đến tham quan ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển

D. Tìm hiểu về quốc hoa của các nước

Câu 3. Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.

B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.

C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.

Câu 4. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

C. Cần cù lao động, ích kỉ.

D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm

B. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

C. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

D. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu 7.  Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Lao động cần cù.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 8. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo.

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh.

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 9. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Đòn bẩy.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 11.  Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?

A. Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.

B. Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.

C. Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.

D. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.

Câu 12. Biểu hiện của lao động sáng tạo là

A. tự giác học bài và làm bài.

B. cải tiến phương pháp học tập.

C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

D. đi học và về đúng giờ quy định.

Câu 13. Trường hợp nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động, học tập?

A. Trước một bài toán khó, H thường suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải khác nhau.

B. T luôn tìm ra những lý do để xin tiền mẹ đi chơi điện tử.

C. H sử dụng bản đồ tư duy vào việc liên kết các ý tưởng.

D. H luôn chủ động học thuộc lòng tất cả các bài học.

Câu 14. Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?

A. Ẩm thực

B. Bản sắc văn hóa

C. Tính cách

D. Ngôn ngữ

Câu 15. Dân tộc được hiểu theo nghĩa:

A. Một dân tộc ít người

B. Một dân tộc thiểu số

C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia

D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ

Câu 16. Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 17. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền

A. học tập.

B. dân chủ.

C. sáng tạo.

D. phát triển.

Câu 18.  Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của lao động năng động, sáng tạo?

A. Ăn cây nào, rào cây nấy.

B. Cái khó ló cái khôn.

C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

Câu 19. Em có đồng tình với hành động sau đây, “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.

A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp

B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ

C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới

D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Câu 20. Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để …  cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng … chất lượng, hiệu quả lao động”

A. Phát hiện, giảm thiểu.

B. Tìm tòi, nâng cao.

C. Học hỏi, cải thiện.

D. Tìm tòi, phát triển.

Câu 21. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.

B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.

C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.

D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

Câu 22. Lao động tự giác, sáng tạo sẽ mang lại cho chúng ta lợi ích gì?

A. Tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc.

B. Không biết cách tự giải quyết các công việc, vấn đề của mình.

C. Biết cách sử dụng và phân bổ thời gian học tập, lao động một cách khoa học, hợp lý.

D. Phẩm chất, năng lực không được cải thiện gì.

Câu 23.  Ý nào sau đây đúng?

A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy

B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc

C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế

D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 24. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

A. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao.

B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương.

C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao.

D. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Đa dạng văn hóa dân tộc là gì? Tôn trọng đa dạng văn hóa dân tộc có những biểu hiện gì?

b. Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng đa dạng văn hóa dân tộc?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Em có nhận xét gì về việc làm của ông S và bà K. Nếu em là anh Q, em sẽ làm gì?

b. L và H đang bàn luận về vấn đề học tập. L nói: “Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi!”. Em có tán thành với suy nghĩ của L không? Vì sao? Nếu em là H, em có lời khuyên gì cho L?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

A

A

B

D

D

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

A

B

B

B

A

D

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

A

C

B

D

C

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Đa dạng văn hoá là phương tiện để có những phương thức tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên theo từng nhóm dân tộc, giúp sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tận dụng tài nguyên của từng dân tộc.

- Biểu hiện của việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa các dân tộc là:

+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,…

+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…

b. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa các dân tộc vì:

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa các dân tộc tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa các dân tộc góp phần củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

Câu 2. (2 điểm):

a.  Nhận xét: Việc làm của ông S và bà K trước hết là trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, việc làm trên thể hiện ông S và bà K chưa có ý thức giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nếu là anh Q, em sẽ thuyết phục bố mẹ cho tham gia nhập ngũ bởi đây là hành động thể hiện lòng yêu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Được huấn luyện trong quân đội mặc dù khó khăn, vất vả nhưng bản thân sẽ được rèn luyện sức khỏe, ý chí bất khuất, kiên cường, góp phần nâng cao tinh thần dân tộc, giữ gìn, duy trì và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

b.  Nhận xét: Em không tán thành với suy nghĩ của bạn L, vì suy nghĩ của L là tư duy ỷ lại, nếu có tư duy đó thì cho dù L là học sinh giỏi thì cũng không tiến bộ được

- Nếu là H, em sẽ khuyên M rằng chỉ cần học tập chăm chỉ, kiên trì thì học sinh trung bình vẫn có thể trở thành học sinh giỏi

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công dân 8 kết nối, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác