Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Truyền thống là

A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.

C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.

Câu 2. Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của:

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.

B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.

C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.

D. Yêu mến dân tộc.

Câu 3. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?

A. Tôn trọng các dân tộc khác.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác.

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Câu 4. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

B. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.

C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A.  Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm

B. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

C. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

D. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu 7. Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.                            

B. Buôn thần bán thánh.

C. Truyền thống yêu nước.                            

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 8. Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.

C. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

D. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

Câu 9. Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Hàn Quốc

C. Nhật Bản

D. Thái Lan

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 11. Biểu hiện của cần cù là?

A. Làm việc chăm chỉ trong một khoảng thời gian

B. Làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thác

C. Làm việc theo sở thích

D. Say mê trong nghiên cứu

Câu 12. Thế nào là lao động sáng tạo?

A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc

B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn

C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động

D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Câu 13. Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

A. Tích cực học tập không kể ngày đêm

B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó

C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập

D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài

Câu 14. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Đòn bẩy.

Câu 15. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?

A. Tình cảm/ giọng nói/ tình cảm

B. Tính cách/ tập quán/ tài sản

C. Tính cách/ phong tục/ vốn quý

D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý

Câu 16. Ông P muốn truyền lại bí quyết làm bánh giò ngon cho anh K (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh K rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh K lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống?

A. Ông P.

B. Bố mẹ anh K.

C. Anh K và bố mẹ mình.

D. Ông P và anh K.

Câu 17. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay

B. Sáng tạo ra máy phay ruộng

C. Vung gieo hạt bằng tay

D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 18. Câu “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” chứa đựng hàm ý gì?

A. Nên làm việc bằng đầu óc, bằng suy nghĩ, học hỏi hơn là làm việc bằng chân tay

B. Không nên chăm chỉ làm việc

C. Khuyên con người ta phải cố gắng làm việc thật chăm chỉ để tạo ra thành quả lao động

D. Khi có khó khăn thì phải cố gắng vượt qua

Câu 19. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng bố mẹ lại yêu cầu phải dành thời gian để học các môn học chính khoá trong nhà trường. Nếu là M, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ vẫn giữ sở thích đọc sách về dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới của mình.

B. Giải thích để bố mẹ hiểu: việc đọc sách về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ giúp mình mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết; đồng thời, em hứa sẽ học tập thật tốt các môn học chính khóa trong lớp để bố mẹ yên tâm.

C. Em sẽ hứa học tập thật tốt các môn học chính khóa trong lớp để cho bố mẹ yên tâm

D. Em sẽ nghe theo lời khuyên của bố mẹ, tập trung dành thời gian để học các môn chính khóa trong nhà trường.

Câu 20. Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì? 

A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn

B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được

C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được

D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 21. M là một học sinh chăm ngoan của lớp, ngoài việc rất chăm học tập, M còn được các bạn biết đến là một người rất năng động trong các cuộc thi sáng tạo “xanh” của nhà trường. Các ý tưởng của M tuy nhỏ nhưng đóng góp được một phần công sức giúp cho không gian trường học thêm xanh tươi, thân thiện với môi trường hơn. Em có thể học tập được gì từ việc làm của bạn M?

A. Dành thật nhiều thời gian vào việc nghĩ ra các sáng kiến để tham gia các cuộc thi ở trường

B. Không chỉ chăm chỉ học tập, để có kết quả học tập tốt mà chúng ta còn nên tìm tòi sáng kiến, nghĩ thêm những sáng kiến có ích cho xã hội

C. Chúng ta chỉ nên dành thời gian để học tập, không nên lãng phí thời gian dành cho các việc khác

D. Chúng ta không cần dành nhiều thời gian cho việc học, nên dành thời gian để tham gia các cuộc thi và tìm tòi sáng kiến có ích cho xã hội.

Câu 22. Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển

B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào

C. Không có ứng dụng nào ra đời

D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 23. Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung...và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.

B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.

C. Các bạn trẻ sống vô tâm.

D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.

Câu 24. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.

C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.

D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Em hãy nêu khái niệm của tôn trọng sự đa dạng văn hóa dân tộc. Biểu hiện của sự tôn trọng đa dạng văn hóa dân tộc là gì?

b. Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới như thế nào

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Em có nhận xét gì về việc làm của ông S và bà K. Nếu em là anh Q, em sẽ làm gì?

b. Trong đợt dịch bệnh bùng phát, nhà trường có kế hoạch cho các bạn học sinh học trực tuyến tại nhà. Ngoài giờ học M còn cố gắng tìm tòi thêm các phần mềm giúp ôn luyện thêm kiến thức đã được học. K là bạn cùng lớp với M lại có suy trái ngược, K cho rằng việc M đang làm rất vô bổ vì học online không ai có thể kiểm soát được cụ thể tình hình học tập của từng học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của bạn K? Nếu là M, em có lời khuyên gì cho bạn K?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

B

C

B

D

B

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

A

B

C

C

B

C

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

A

B

A

B

A

A

D

         B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a.  Khái niệm: Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc là tôn trọng chủ quyền, lợi ích nền văn hóa các dân tộc; luôn tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua:

+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,…

+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…

b. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:

+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;

+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

Câu 2. (2 điểm):

a. Nhận xét: Việc làm của ông S và bà K trước hết là trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, việc làm trên thể hiện ông S và bà K chưa có ý thức giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nếu là anh Q, em sẽ thuyết phục bố mẹ cho tham gia nhập ngũ bởi đây là hành động thể hiện lòng yêu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Được huấn luyện trong quân đội mặc dù khó khăn, vất vả nhưng bản thân sẽ được rèn luyện sức khỏe, ý chí bất khuất, kiên cường, góp phần nâng cao tinh thần dân tộc, giữ gìn, duy trì và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

b. Nhận xét: Suy nghĩ của bạn K là sai, tuy không có ai theo dõi nhưng phải luôn chăm chỉ học tập và tìm tòi thêm các nguồn tài liệu để bổ sung tri thức cho chính bản thân mình

- Nếu là bạn M, em sẽ khuyên K rằng mặc dù việc học online không có ai kiểm soát nhưng K vẫn cần phải chú tâm học tập như trên lớp. Hơn nữa, K phải chăm chỉ và tìm tòi thêm các nguồn tài liệu để tăng hiệu quả của bài giảng vì khi học online sự tương tác giữa thầy cô và học sinh bị hạn chế.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công dân 8 kết nối, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác