Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước….mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua đoạn trích là gì?

A. Chăm chỉ học hành

B. Sáng tạo

C. Cần cù lao động

D. Yêu nước

Câu 2. Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin không chính xác về các ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam. Theo em, mỗi người nên làm gì để có thể bảo vệ được nét đặc sắc riêng của dân tộc ?

A. Mỗi người cần tìm hiểu về nét đẹp đặc sắc của quê hương mình, có các hành động cứng rắn để chống lại các tin đồn thất thiệt

B. Không quan tâm đến vì không ảnh hưởng tới bản thân

C. Không tham gia bởi vì sợ ảnh hưởng tới bản thân

D. Không thể làm gì bởi vì chúng ta chỉ là người dùng, không có trách nhiệm quản lí mạng xã hội.

Câu 3. Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?

A. Bánh dày

B. Bánh bao

C. Bánh chưng

D. Bánh bột lọc

Câu 4. “Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh bị liệt cả hai tay…. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Cậu bé lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà cậu bắt đầu tập viết bằng chân, thời gian đầu rất khó khăn nhưng nhờ ý chí kiên cường của bản thân, cậu bé không chỉ học giỏi mà còn vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu cao quý. Sau này cậu bé giàu nghị lực và ý chí ấy đã trở thành thầy giáo là người truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh.” Đoạn trích trên thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

A. Hiếu học

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tôn sư trọng đạo

D. Nhân nghĩa

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước

B. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức tránh và chính phủ

C. Dân tộc việt nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…

D. Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn

Câu 6. Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?

A. Học tập rèn luyện tốt

B. Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra

C. Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước

D. Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước

Câu 7.  Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

A. Xây dựng  các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc

B. Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao

C. Duy trì việc mở hội đầu xuân

D. Cả A và C đều đúng

Câu 8. Hành động nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia?

A. Tìm hiểu học hỏi tiếng nước ngoài

B. Ăn các món ăn truyền thống của các dân tộc

C. Không đến tham quan ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển

D. Tìm hiểu về quốc hoa của các nước

Câu 9. Một trong nhưng loại gia vị đặc trưng trong món thịt của người Tây Bắc là gì?

A. Muối

B. Mắc kén

C. Hành lá

D. Mùi tàu

Câu 10. Vì sao nên giáo dục cho thế hệ học sinh phải biết tôn trọng, giữ gìn các nét đẹp truyền thống của dân tộc?

A. Vì là thế hệ tương lai làm chủ đất nước

B. Vì đó là thành phần dân cư đông đảo của một nước

C. Vì trẻ em như búp trên cành

D. Vì chúng ta cần phải giáo dục tốt cho thế hệ trẻ

Câu 11. Lao động sáng tạo là

A. Tự giác học bài, làm bài.

B. Đi học và về đúng giờ quy định.

C. Cải tiến phương pháp học tập.

D. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

Câu 12. Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?

A. Lao động tự giác.

B. Lao động sáng tạo.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Câu 13. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ mang lại ý nghĩa gì đến cuộc sống?

A. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

B. Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng.

C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.

D. Để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập

B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc 

C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập

D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài

Câu 15. Trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ là gì?

A. Ki – mô – nô

B. Áo dài

C. Sari

D. Sườn xám

Câu 16. Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 17. Những biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo

A. Ngại khó, ngại khổ.

B. Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.

C. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.

D. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.

Câu 18. Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

A. Lao động sáng tạo.

B. Trung thực.

C. Lao động tự giác.

D. Tiết kiệm.

Câu 19. Thời buổi hội nhập, mở cửa, nhiều người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, ăn diện theo “mốt” Tây, dùng tiếng Việt, pha tiếng nước ngoài, tổ chức các buổi lễ không thuộc trong văn hóa của người Việt Nam ta, đổ xô đi học ngoại ngữ. Những hành động trên có gì đúng, có gì sai?

A. Những biểu trên đúng vì đó đều là những hành động rất tân tiến và hiện đại

B. Những hành động trên vừa có ý đúng , vừa có ý sai. Đúng vì chúng ta đã có tinh thần học hỏi văn hóa nước ngoài; tuy nhiên sai là vì các hành động chạy theo mẫu mốt xa xỉ không hợp với điều kiện chung của nước ta, cách pha tạm ngôn ngữ, mượn các ngày lễ làm cho bản sắc dân tộc của nước ta bị pha tạp

C. Mang về các hoạt động của người nước ngoài giúp chúng ta có thể làm phong phú thêm các ngày lễ hội của dân tộc

D. Các hoạt động trên hoàn toàn sai, vì chúng ta là người Việt không nên học hỏi thêm bất kì một văn hóa của quốc gia nào khác

Câu 20. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động nói đến?

A. Lao động sáng tạo.

B. Lao động tự giác.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Câu 21. N là học sinh của lớp 9A, trong giờ học em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến trường. Việc làm của N thể hiện điều gì sau đây?

A. Lao động.

B. Lao động sáng tạo.

C. Lao động tự giác.

D. Sáng tạo.

Câu 22. Trường hợp nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động, học tập?

A. Trước một bài toán khó, H thường suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải khác nhau.

B. T luôn tìm ra những lý do để xin tiền mẹ đi chơi điện tử.

C. H sử dụng bản đồ tư duy vào việc liên kết các ý tưởng.

D. H luôn chủ động học thuộc lòng tất cả các bài học.

Câu 23. Vì sao chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Vì biết đâu chúng ta có thể học hỏi thêm được từ những sự đa dạng đó

B. Vì tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới tạo cơ hội cho chúng ta có thêm hiểu biết, tiếp thu được các tinh hóa văn hóa từ các dân tộc khác

C. Vì tôn trọng là phép lịch sử tối thiểu của mỗi người

D. Vì tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia dân tộc thể hiện chúng ta là một người văn minh

Câu 24. Ông P muốn truyền lại bí quyết làm bánh giò ngon cho anh K (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh K rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh K lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống?

A. Ông P.

B. Bố mẹ anh K.

C. Anh K và bố mẹ mình.

D. Ông P và anh K.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Tôn trọng sự đa dạng văn hóa dân tộc là gì? Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới được thể hiện như thế nào?

b. Sự đa dạng văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. N cho rằng học sinh chỉ nên tập trung vào việc học hành, không cần thiết phải tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống yêu nước. Em có nhận xét gì về thái độ của N? Nếu em là bạn của N, em có lời khuyên gì cho N?

b. Nhóm của L được giao chế tạo một chú robot trong cuộc thi lần tới tại trường. Sau lần thất bại đầu tiên, nhóm bạn tiếp tục nghiên cứu sửa những lỗi sai của lần thử đầu tiên và cải tiến cho robot có thể di chuyển nhịp nhàng hơn. Sau tổng cộng 3 lần thực hiện, cuối cùng nhóm của L đã cho ra đời chú robot đơn giản có thể mang vác các đồ vật một cách linh hoạt. Em có nhận xét gì về nhóm của L? Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

C

A

C

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

C

B

B

B

C

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

C

B

A

C

B

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a.

- Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc là tôn trọng chủ quyền, lợi ích nền văn hóa các dân tộc; luôn tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua:

+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,…

+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…

b. Ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa đối với môi trường là:

- Đa dạng văn hoá là phương tiện để có những phương thức tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên theo từng nhóm dân tộc, giúp sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tận dụng tài nguyên của từng dân tộc.

‐ Đa dạng văn hoá góp phần bảo tồn rừng.

Câu 2. (2 điểm):

a.  Nhận xét: Bạn N chưa có thái độ đúng đắn về duy trì phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc

- Nếu là bạn của N, em sẽ nói với N rằng việc tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống yêu nước là rất cần thiết, bởi vì bản thân chúng ta là những học sinh, những mầm non tương lai của đất nước cần phải tìm hiểu về truyền thống của dân tộc ta thì mới có thể giữ gìn, duy trì và bảo vệ những giá trị tốt đẹp truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc.

b.  Nhận xét: Sau lần thất bại đầu tiên, Nhóm L đã không bỏ cuộc mà tiếp tục nghiên cứu và sửa những lỗi sai trước đó. Điều này cho thấy Nhóm L đã thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong học tập

- Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ tiếp tục cùng các bạn cố gắng tiếp tục nghiên cứu để có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, cho ra một sản phẩm robot tối ưu hơn nữa.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công dân 8 kết nối, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác