Đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB)  Loại máy cơ khí động lực trong đó máy công tác là cánh quạt để hoạt động trên mặt nước là?

  • A. Ô tô.
  • B. Xe chuyên dụng.
  • C. Tàu thủy.
  • D. Máy bay.

Câu 2: (NB) Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có:

  • A. li hợp.
  • B. hộp số.
  • C. truyền lực các đăng.
  • D. truyền lực chính.

Câu 3: (NB) Trên ô tô con, vành được chế tạo như thế nào?

  • A. Chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối.
  • B. Chế tạo bằng hợp kim nhôm và hàn với đĩa thành một khối.
  • C. Chế tạo rời bằng thép và hàn với đĩa thành một khối.
  • D. Chế tạo rời bằng thép liền với đĩa thành một khối.

Câu 4 (NB): Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ Diesel 4 kì?

  • A. Bugi.
  • B. Pít tông.
  • C. Trục khuỷu.
  • D. Vòi phun.

Câu 5 (NB) Hệ thống truyền lực thuộc phần nào của ô tô?

  • A. Phần động cơ.
  • B. Phần gầm.
  • C. Phần điện - điện tử.
  • D. Phần thân vỏ.

Câu 6 (NB): Công việc làm chặt đất là công việc chủ yếu của máy móc cơ khí động lực nào?

  • A. Máy đào.
  • B. Máy đầm.
  • C. Máy ủi.
  • D. Máy bơm.

Câu 7 (NB): Hệ thống đánh lửa thuộc phần nào của ô tô?

  • A. Phần động cơ.
  • B. Phần gầm.
  • C. Phần điện - điện tử.
  • D. Phần thân vỏ.

Câu 8 (NB): Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô?

  • A. Dầm cầu.
  • B. Hệ thống treo.
  • C. Hệ thống lái.
  • D. Bánh xe.

Câu 9 (NB): Công suất định mức của động cơ là

  • A. tốc độ quay tại đó động cơ phát động công suất lớn nhất.
  • B. công suất lớn nhất của động cơ theo thiết kế.
  • C. công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu truyền tới máy công tác.
  • D. khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Câu 10 (NB): Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc gia công, chế tạo, ... các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là?

  • A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 11 (NB): Phân tích kết cấu hệ thống lai, tỉ số truyền động lái thấp gọi là

  • A. tay lái nhanh.
  • B. tay lái chậm.
  • C. tay lái trung bình.
  • D. tay lái trợ lực.

Câu 12 (NB): Việc đóng mở cửa nạp và cửa thải của động cơ xăng 2 kì quét vòng được thực hiện bằng

  • A. lên xuống của pittông.              
  • B. đóng mở các xupap nạp và thải.
  • C. nắp xi lanh.                       
  • D. do cácte.

Câu 13 (NB): Theo chu trình công tác, động cơ đốt trong được phân loại thành

  • A. động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas.
  • B. động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.
  • C. động cơ làm mát bằng nước, động cơ làm mát bằng không khí.
  • D. động cơ 1 xi lanh, động cơ nhiều xi lanh.

Câu 14 (NB): Nghề nghiệp nào sau đây có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực?

  • A. Kĩ sư kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí động lực.
  • C. Thợ lắp ráp máy cơ khí động lực.
  • D. Thợ cơ khí và sửa chữa các thiết bị cơ khí động lực.

Câu 15 (NB): Máy công tác phức tạp (như một máy hoàn chỉnh) là

  • A. bánh xe ô tô.
  • B. bánh xe máy.
  • C. máy bơm nước.
  • D. chân vịt tàu thủy.

Câu 16 (NB): Khi nào động cơ xe cần cung cấp nhiều hòa khí nhất

  • A. xe chạy không.
  • B. xe chạy chậm, chở nặng.
  • C. xe lên dốc.
  • D. xe chở nặng đang lên dốc.

Câu 17 (TH): Nhiệm vụ của van điều khiển lưu lượng trong bơm trợ lực lái dùng để

  • A. cung cấp dầu cho hệ thống lái.
  • B. duy trì lưu lượng dầu cung cấp đến cơ cấu lái.
  • C. điều khiển dầu cho hệ thống lái khi rẽ trái hay phải.
  • D. giúp hai bánh xe hướng thẳng

Câu 18 (TH): Bộ phận nào của động cơ đốt trong có chức năng đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để nạp khí mới vào xi lanh và thải khí đã cháy ra ngoài?

  • A. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.
  • B. Cơ cấu phân phối khí.
  • C. Hệ thống nhiên liệu.
  • D. Hệ thống bôi trơn.

Câu 19 (TH): Tại sao đầu to thanh truyền thường được chia làm 2 nửa?

  • A. Để lắp ghép với chốt pít tông được dễ dàng.
  • B. Để lắp ghép với bu lông được dễ dàng.
  • C. Để lắp ghép với trục khuỷu được dễ dàng.
  • D. Để lắp ghép với đai ốc được dễ dàng.

Câu 20 (TH): Cho các phát biểu sau:

1. Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.

2. Ô tô có thể làm việc trong nhiều điều kiện vận chuyển khác nhau như đồng bằng, miền núi, hải cảng, nhà ga, sân bay, ...

3. Phần điện - điện tử có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng nhiệt năng, điện năng, ... thành cơ năng giúp ô tô chuyển động và dẫn động các hệ thống khác.

4. Phần thân vỏ có nhiệm vụ tạo khoang kín để thực hiện bảo vệ hành khách, hàng hóa khỏi ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Số phát biểu sai là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21 (TH): Vai trò của hệ thống truyền động trong hệ thống cơ khí động lực là?

  • A. Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
  • B. Truyền và biến đổi năng lượng.
  • C. Đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.
  • D.  Cung cấp năng lượng cho động cơ hoạt động.

Câu 22 (TH): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

….(1).... cùng với ….(2).... và ….(3).... tạo thành buồng cháy của động cơ.

  • A. (1) thân máy, (2) nắp máy, (3) xilanh.
  • B. (1) thân máy, (2) xilanh, (3) đỉnh pít tông.
  • C. (1) nắp máy, (2) xilanh, (3) pít tông.
  • D. (1) nắp máy, (2) xilanh, (3) đỉnh pít tông.

Câu 23 (TH): Khi giảm chấn bị chảy dầu cần làm gì?

  • A. Thêm dầu.
  • B. Sửa giảm chấn.
  • C. Thay giảm chấn mới.
  • D. Di chuyển chậm lại.

Câu 24 (TH): So với động cơ xăng, thời gian hòa trộn nhiên liệu trong động cơ Diesel như thế nào?

  • A. Ngắn hơn.
  • B. Dài hơn.
  • C. Bằng nhau.
  • D. Tùy 2 hay 4 kỳ.

Câu 25 (TH): Nói về phân loại hệ thống phanh, câu nào sau đây không đúng?

  • A. Phân loại theo mục đích sử dụng: có phanh dừng và phanh đỗ.
  • B. Phân loại theo cơ cấu phanh: có phanh tang trống và phanh đĩa.
  • C. Phân loại theo thời tiết: có phanh mùa đông, phanh mùa hè.
  • D. Phân loại theo phương pháp dẫn động: có dẫn động cơ khí, thủy lực, khí nén và một số loại kết hợp.

Câu 26 (TH): Vì sao sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế của người làm kĩ thuật?

  • A. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc tính toán - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc thiết kế - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • C. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc chế tạo - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • D. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc lắp ráp - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.

Câu 27 (TH):  Người làm nghề nào phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán để phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được các phương án khắc phục là?

  • A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 28 (TH): Bộ phận có nhiệm vụ truyền mômen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động (hoặc từ hộp số đến bánh xe chủ động)?

  • A. Li hợp.
  • B. Hộp số.
  • C. Truyền lực các đăng.
  • D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Trong hệ thống truyền lực, hộp số nằm ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì?

Câu 2: (VDC) Vì sao ở động cơ xăng phải sử dụng bugi, ở động cơ Diesel không cần sử dụng bugi?

Hướng dẫn trả lời 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1. C2. C3. C4. A5. B6. B7. C
8. C9. B10. B11. B12. A13. B14. D
15. C16. D17. B18. B19. C20. A21. B
22. D23. C24. A25. C26. B27. D28. C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

- Trong hệ thống truyền lực, hộp số nằm ở giữa li hợp và truyền lực các đăng.

- Nhiệm vụ của hộp số:

+ Thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô. 

+ Đảo chiều của mômen để xe có thể đi lùi. 

+ Ngắt mômen trong thời gian nhất định giữa li hợp và truyền lực các đăng khi khởi động, dừng xe. 

Câu 2:

Ở động cơ xăng phải sử dụng bugi, ở động cơ Diesel không cần sử dụng bugi vì động cơ Diesel tỉ số nén cao nên hòa khí tự bốc cháy.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác