Đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải là bộ phận của hệ thống cơ khí động lực?

  • A. Hệ thống biến đổi năng lượng.
  • B. Nguồn động lực.
  • C. Hệ thống truyền động.
  • D. Máy công tác.

Câu 2. Nguồn động lực của động cơ xe máy là gì?

  • A. Động cơ xăng 2 kì.
  • B. Động cơ xăng 4 kì.
  • C. Động cơ hơi nước.
  • D. Động cơ phản lực.

Câu 3. Đâu không phải máy cơ khí động lực?

  • A. Máy đào.
  • B. Máy phát điện.
  • C. Máy bơm nước.
  • D. Máy tính cầm tay.

Câu 4. Gia công, chế tạo,…các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là các công việc của nhóm nghề nào?

  • A. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • B. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.

Câu 5. Nhóm nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực được làm việc ở đâu?

  • A. Trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.
  • B. Phân xưởng, nhà máy sản xuất.
  • C. Dây chuyển lắp ráp của nhà máy sản xuất.
  • D. Viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất.

Câu 6. Hoạt động trong hình ảnh dưới đây là của nhóm nghề nào?

  Hoạt động trong hình ảnh dưới đây là của nhóm nghề nào?

  • A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 7. Động cơ 2 kì, động cơ 4 kì,…là cách phân loại theo dấu hiệu đặc trưng nào của động cơ đốt trong?

  • A. Theo số xi lanh.
  • B. Theo nhiên liệu sử dụng.
  • C. Theo chu trình công tác.
  • D. Theo cách bố trí xilanh.

Câu 8. Hình vẽ dưới đây là mô hình động cơ đốt trong 4 xilanh, vị trí số (9) có tên là gì?

 Hình vẽ dưới đây là mô hình động cơ đốt trong 4 xilanh, vị trí số (9) có tên là gì?

  • A. Thanh truyền.
  • B. Bộ truyền đai.
  • C. Trục cam.
  • D. Bánh đà.

Câu 9. Công suất định mức của động cơ là gì?

  • A. Là công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu để truyền tới máy công tác.
  • B. Là công suất lớn nhất của động cơ theo thiết kế.
  • C. Là công suất tính bằng số vòng quay của trục khuỷu.
  • D. Là công suất của động cơ truyền từ trục khuỷu ra máy công tác.

Câu 10. Điểm chết là gì?

  • A. Là vị trí của pít tông mà tại đó pít tông đổi chiều chuyển động.
  • B. Là vị trí mà pít tông không di chuyển tới được.
  • C. Là vị trí mà pít tông dừng lại.
  • D. Là vị trí mà pít tông đi được một nửa vòng.

Câu 11. Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kì, ở đầu kì 1 diễn ra quá trình gì?

  • A. Cháy – giãn nở sinh công.
  • B. Thải tự do.
  • C. Quét – thải khí.
  • D. Đóng cửa nạp.

Câu 12. Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để thực hiện quá trình nào?

  • A. Quá trình nạp.
  • B. Quá trình thải.
  • C. Quá trình trao đổi khí và quá trình nạp.
  • D. Quá trình nạp và quá trình thải.

Câu 13. Bộ phận nào là nơi lắp hầu hết các cơ cấu và các hệ thống của động cơ?

  • A. Thân máy và nắp máy.
  • B. Xilanh và pít tông.
  • C. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
  • D. Cơ cấu phân phối khí.

Câu 14. Đầu pít tông có chức năng gì?

  • A. Trực tiếp nhận lực đẩy của khí cháy.
  • B. Lắp xéc măng khí (để bao kín) và xéc măng dầu (để ngăn dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng cháy).
  • C. Dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xi lanh.
  • D. Truyền lực cho các chi tiết.

Câu 15. Hình vẽ dưới đây là sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van số (12) có nhiệm vụ gì?

 Hình vẽ dưới đây là sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van số (12) có nhiệm vụ gì?

  • A. Đảm bảo ổn định áp suất dầu của hệ thống.
  • B. Đảm bảo an toàn khi bầu lọc thô bị tắc, hỏng.
  • C. Đảm bảo làm mát dầu.
  • D. Đảm bảo dầu phun với tốc độ phù hợp.

Câu 16. Trong hệ thống làm mát bằng không khí, nhiệt từ các chi tiết cần làm mát được truyền qua bộ phận nào để tản ra ngoài không khí?

  • A. Quạt gió.
  • B. Bản hướng gió.
  • C. Cánh tản nhiệt.
  • D. Cửa gió ra.

Câu 17. Phương pháp làm mát theo kiểu bốc hơi thường được sử dụng ở động cơ nào?

  • A. Động cơ cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp.
  • B. Động cơ tĩnh tại.
  • C. Động cơ đốt trong.
  • D. Động cơ phản lực.

Câu 18. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí gồm những bộ phận chính nào?

  • A. Bình nhiên liệu, vòi phun, đường ống cao áp và bộ chế hòa khí.
  • B. Thùng nhiên liệu, bơm chuyển nhiên liệu, bầu lọc tinh và bộ chế hòa khí.
  • C. Bình xăng, bầu lọc, bộ ổn định áp suất và bộ chế hòa khí.
  • D. Thùng nhiên liệu, bầu lọc, bơm chuyển và bộ chế hòa khí.

Câu 19. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường, vị trí số (9) có tên là gì?

 Hình ảnh dưới đây là sơ đồ của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường, vị trí số (9) có tên là gì?

  • A. Vòi phun.
  • B. Bầu lọc không khí.
  • C. Đường ống cao áp.
  • D. Bơm chuyển nhiên liệu.

Câu 20. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel có nhiệm vụ gì?

  • A. Cung cấp nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
  • B. Cung cấp nhiên liệu phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
  • C. Dự trữ, cung cấp nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
  • D. Dự trữ, cung cấp nhiên liệu phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Kể tên và nêu vai trò của 2 hệ thống truyền động cơ khí.

Câu 2 (2 điểm). 

a) Trình bày khái niệm và vai trò động cơ đốt trong.

b) Cho biết sự khác nhau về nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì hình thành hòa khí bên ngoài và động cơ Diesel 4 kì.

Câu 3 (1 điểm). Em hãy cho biết tại sao và khi nào cần phải thay dầu bôi trơn cho động cơ đốt trong?

Câu 4 (1 điểm). Vì sao ở hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có bơm cao áp để đưa nhiên liệu đến vòi phun?
 

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ABDCA
Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
BCDBA
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15
ADABC
Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
CADBB

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

Một số hệ thống truyền động cơ khí gồm:

+ Hệ thống truyền động xe máy, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay momen từ động cơ đến bánh sau xe máy. 

+ Hệ thống truyền động đai của máy xay xát, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ động cơ đến bộ phận xay xát. 

Câu 2:

 a) - Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong đó các quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt thành công cơ học đều được thực hiện bên trong xilanh động cơ.

- Động cơ đốt trong giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như: giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, năng lượng,… 

b) Sự khác nhau cơ bản về nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì hình thành hoà khí bên ngoài và động cơ Diesel 4 kì ở hai điểm sau:

+ Ở kì nạp, động cơ xăng 4 kì hình thành hoà khí bên ngoài nạp hỗn hợp nhiên liệu (xăng) và không khí. Ở động cơ Diesel 4 kì nạp không khí. 

+ Đốt cháy hoà khí: Ở động cơ xăng, bugi đánh lửa để đốt cháy hoà khí trong xilanh, còn ở động cơ Diesel, hoà khí bị nén và tự cháy. 

Câu 3:

- Dầu nhờn sau một thời gian sử dụng nhiệt độ cao trong động cơ sẽ bẻ gãy các phân tử dầu, dầu dễ bị oxy hóa dẫn đến giảm chất lượng dầu, khả năng bôi trơn giảm. Ngoài ra trong quá trình hoạt động của động cơ, ma sát giữa các chi tiết kim loại tạo ra muội và bụi kim loại li ti sẽ khiến dầu đặc dần trở thành lực cản khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động gây tình trạng bó máy hoặc nóng máy. 

- Phải thay dầu bôi trơn theo định kì tùy loại động cơ. 

Câu 4:

Ở động cơ Diesel cần phải có bơm cao áp để đưa nhiên liệu đến vòi phun là vì áp suất trong xilanh ở cuối kì nén khá cao nên áp suất nhiên liệu ở vòi phun phải cao mới có thể phun nhiên liệu vào buồng cháy được.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác