Đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bộ phận nào trong hệ thống cơ khí động lực có vai trò thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ nguồn động lực đến máy công tác?

  • A. Nguồn động lực.
  • B. Hệ thống truyền động.
  • C. Máy công tác.
  • D. Nguồn công tác và hệ thống truyền động.

Câu 2. Máy công tác của ô tô là gì?

  • A. Các bánh xe đàn hồi.
  • B. Bánh xích.
  • C. Cánh quạt.
  • D. Cánh bằng kết hợp với cánh quạt.

Câu 3. Máy móc nào sau đây thuộc lĩnh vực cơ khí động lực?

  • A. Máy tính để bàn.
  • B. Điện thoại.
  • C. Điều hòa.
  • D. Máy phát điện.

Câu 4. Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí là nhóm công việc không phụ thuộc nhiều vào kiến thức nào sau đây?

  • A. Lịch sử và Địa lí.
  • B. Toán.
  • C. Khoa học.
  • D. Kĩ thuật.

Câu 5. Nhóm nghề chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực được làm việc ở đâu?

  • A. Trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.
  • B. Phân xưởng, nhà máy sản xuất.
  • C. Dây chuyển lắp ráp của nhà máy sản xuất.
  • D. Viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất.

Câu 6. Công việc của người làm ngành nghề dưới đây là gì?

 Công việc của người làm ngành nghề dưới đây là gì?Công việc của người làm ngành nghề dưới đây là gì?

  • A. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
  • B. Lắp ráp ô tô.
  • C. Hàn khung xe ô tô.
  • D. Vận hành thiết bị về máy, thiết bị cơ khí.

Câu 7. Loại động cơ trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt thành công cơ học đều được thực hiện bên trong xilanh động cơ là?

  • A. Động cơ hơi nước.
  • B. Động cơ đốt trong.
  • C. Động cơ phản lực.
  • D. Động cơ thủy lực.

Câu 8. Hệ thống làm mát trong động cơ đốt trong có nhiệm vụ gì?

  • A. Duy trì nhiệt độ của các chi tiết máy trong động cơ trong giới hạn nhất định.
  • B. Đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để duy trì nhiệt độ các chi tiết máy.
  • C. Khởi động để động cơ tự duy trì nhiệt độ của các chi tiết máy.
  • D. Xử lí khí thải để duy trì nhiệt độ của các chi tiết máy.

Câu 9. Công suất định mức của động cơ là gì?

  • A. Tốc độ quay tại đó động cơ phát động công suất lớn nhất.
  • B. Công suất lớn nhất của động cơ theo thiết kế.
  • C. Công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu truyền tới máy công tác.
  • D. Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Câu 10. Động cơ 2 kì là động có chu trình công tác được diễn ra trong mấy hành trình của pít tông?

  • A. 2 hành trình.
  • B. 4 hành trình.
  • C. 8 hành trình.
  • D. 1 hành trình.

Câu 11. Đâu là trạng thái của xu páp nạp và xu páp thải ở kì nén trong chu trình làm việc của động cơ Diesel 4 kì?

  • A. Xu páp nạp và xu páp thải mở.
  • B. Xu páp nạp đóng và xu páp thải mở.
  • C. Xu páp nạp mở và xu páp thải đóng.
  • D. Xu páp nạp và xu páp thải đóng.

Câu 12. Vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh là gì?

  • A. Tản nhiệt để làm mát các chi tiết máy.
  • B. Tản nhiệt để tăng tính chống mòn các chi tiết máy.
  • C. Tản nhiệt để tạo không gian cho buồng cháy.
  • D. Tản nhiệt để truyền lực cho xilanh.

Câu 13. Thanh truyền có nhiệm vụ liên kết những bộ phận nào với nhau?

  • A. Bánh đà và pít tông.
  • B. Pít tông và xilanh.
  • C. Pít tông và trục khuỷu.
  • D. Xilanh và trục khuỷu.

Câu 14. Cấu tạo của thân máy phụ thuộc vào những bộ phận nào?

  • A. Số xilanh, phương pháp làm mát, cách bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ.
  • B. Số xilanh, hình dạng buồng cháy, cách bố trí đường nạp, xu páp, hệ thống trong động cơ.
  • C. Số xilanh, phương pháp làm mát, cách bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hình dạng buồng cháy.
  • D. Số xilanh, hình dạng buồng cháy, cách bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ.

Câu 15. Ở hệ thống đốt trong hiện nay, vì sao hệ thống bôi trơn cưỡng bức được sử dụng phổ biến?

  • A. Luôn đảm bảo đủ lượng dầu đi bôi trơn.
  • B. Giá thành rẻ.
  • C. Cấu tạo đơn giản.
  • D. Áp lực bơm dầu nhỏ.

Câu 16. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, sau khi làm mát xilanh, nước đi lên làm mát những bộ phận nào?

  • A. Làm mát van hằng nhiệt rồi theo đường nước ra khỏi động cơ đến ống phân phối.
  • B. Làm mát van hằng nhiệt rồi theo đường nước ra khỏi động cơ đến két nước.
  • C. Làm mát thân máy rồi theo đường nước ra khỏi động cơ đến van hằng nhiệt.
  • D. Làm mát nắp máy rồi theo đường nước ra khỏi động cơ đến van hằng nhiệt.

Câu 17. Phương pháp làm mát theo kiểu đối lưu tự nhiên được sử dụng ở động cơ nào?

  • A. Động cơ cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp.
  • B. Động cơ tĩnh tại.
  • C. Động cơ đốt trong.
  • D. Động cơ phản lực.

Câu 18. Hình ảnh dưới đây thể hiện sơ đồ của hệ thống nào?

 Hình ảnh dưới đây thể hiện sơ đồ của hệ thống nào?

  • A. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
  • B. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp.
  • C. Hệ thống nhiên liệu phun xăng.
  • D. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.

Câu 19. Vì sao hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí chỉ được sử dụng ở một số xe máy và động cơ xăng cỡ nhỏ?

  • A. Khó điều chỉnh chính xác tỉ lệ không khí – nhiên liệu tối ưu theo chế độ làm việc của động cơ.
  • B. Tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn các hệ thống khác.
  • C. Giá thành lắp đặt hệ thống đắt.
  • D. Khả năng dự trữ nhiên liệu kém.

Câu 20. Hệ thống nào sau đây có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp không khí – nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ?

  • A. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
  • B. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
  • C. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  • D. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Em hãy trình bày cấu tạo và vai trò của từng bộ phận của hệ thống cơ khí động lực.

Câu 2 (2 điểm). 

a) Dựa vào đâu để biết được thân máy và nắp máy ở hình vẽ dưới đây là của động cơ 4 xilanh.

 Dựa vào đâu để biết được thân máy và nắp máy ở hình vẽ dưới đây là của động cơ 4 xilanh.

b) Cho một số thông số của động cơ như bảng dưới, hãy:

+ Cho biết đây là động cơ dùng nhiên liệu gì? 

+ Tính thể tích công tác của động cơ này. 

Bảng. Một số thông số động cơ

Thông sốGiá trị
Đường kính xilanh D (mm)80
Hành trình pít tông S (mm)90
Tỉ số nén20
Số xilanh4

Câu 3 (1 điểm). Em hãy cho biết:

+ Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao? 

+ Thông thường áp suất đầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu? 

Câu 4 (1 điểm). Trong hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, có thể hoán đổi vị trí của các bầu lọc thô và bầu lọc tinh trên hệ thống được không?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
BADAB
Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
ABABA
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15
DACAA
Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
DBCAD

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

- Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm: nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác được liên kết với nhau. 

+ Nguồn động lực có vai trò sinh ra công suất và momen kéo máy công tác. 

+ Hệ thống truyền động có vai trò thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ nguồn động lực đến máy công tác.

+ Máy công tác nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực. 

Câu 2:

a) Đối với thân máy, dựa vào số lỗ xilanh trên thân (gồm có 4 lỗ), đối với nắp máy có thể dựa vào số lỗ của đường ống nạp, thải trên nắp máy,…

b)

+ Căn cứ vào tỉ số nén  

+ Sử dụng công thức, ta có thể tích công tác của động cơ này là: 

Câu 3: 

- Do dầu diesel phun vào xi lanh động cơ ở cuối kì nén nên thời gian hòa trộn với không khí để hình thành hỗn hợp không khí và nhiên liệu rất ngắn, do vậy dầu diesel cần được phun với áp suất cao để dầu diesel được xé tơi dễ hóa hơi và hòa trộn với không khí. 

- Các hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thông thường có áp suất phun từ 180 đến 220 bar. Còn hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel điều khiển điện tử có áp suất lên tới hàng nghìn bar.

Câu 4:

Mỗi bầu lọc thô hoặc lọc tinh đều có vai trò, nhiệm vụ của nó nên không thể hoán đổi vị trí được. Trong trường hợp bị hoán đổi, hệ thống và động cơ vẫn làm việc, nhưng điều kiện làm việc không đảm bảo, cặn bẩn trong nhiên liệu có thể lọt sang bơm cao áp và như vậy bơm cao áp có thể nhanh bị hỏng.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác