Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài 1: Hàm số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 1: Hàm số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐỊNH NGHĨA

HĐ1

Chu vi y (cm) của hình vuông có độ dài cạnh x (cm) đều là các giá trị dương. Với mỗi giá trị của x, ta xác định được một giá trị tương ứng của y.

Thay các giá trị của x vào công thức tính chu vi ta tìm giá trị các giá trị tương ứng của y.

Ví dụ: 

  • x = 1 => y = 4.1 = 4 (cm)
  • x = $\frac{3}{2}$ => y = 4.$\frac{3}{2}$ = 6 (cm)

HĐ2

a) Số tiền người bán thu được khi bán 2kg thanh long là:

2 . 32 000 = 64 000 (đồng)

Số tiền người bán thu được khi bán 3kg thanh long là:

3 . 32 000 = 96 000 (đồng)

b) Với mỗi giá trị của x ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của y.

Định nghĩa: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x (x thay đổi) sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Ví dụ 1: (SGK – tr.56)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.56).

Luyện tập 1

y = $\frac{1}{4}$x;   y = 5x 

Ví dụ 2: (SGK – tr.56)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.56).

Ví dụ 3: (SGK – tr.56, 57)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.57).

Chú ý:

  • Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
  • Hàm số có thể cho bằng công thức, bằng bảng.
  • Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y = f(x); y = g(x);…

II. GIÁ TRỊ CỦA HÀM SỐ

HĐ3

a) Xe ô tô chạy với tốc độ 60 km/h hay vận tốc của ô tô là 60 km/h.

=> Hàm số biểu thị quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t(h) là: S(t) = 60.t (km).

b) Quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t = 2 (h); t = 3 (h) lần lượt là:

  • Với t = 2(h), ta có:  S(2) = 60.2 = 120 (km);
  • Với t = 3h, ta có: S(3) = 60.3 = 180 (km).

Giá trị của hàm số: Cho hàm số y = f(x) xác định tại x = a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x = a được gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a, kí hiệu là f(a).

Ví dụ 4: (SGK – tr.57)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.57)

Luyện tập 2

Có: f(x) = -5x + 3

  • f(0) = -5.0 + 3 = 3
  • f(-1) = -5.-1 + 3 = 8
  • f($\frac{1}{2}$) = -5.$\frac{1}{2}$ + 3 = $\frac{1}{2}$

Ví dụ 5: (SGK – tr.57)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.57)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 8 CD bài 1: Hàm số, kiến thức trọng tâm toán 4 cánh diều bài 1: Hàm số, Ôn tập toán 8 cánh diều bài Hàm số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác