Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài 3: Hình thang cân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 3: Hình thang cân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐỊNH NGHĨA

HĐ1

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Ta thấy AB song song với CD.

Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

HĐ2

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Hai góc C và D của hình thang ABCD bằng nhau.

Định nghĩa: Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (AB // CD) thì $\widehat{A}+\widehat{B}$ và $\widehat{C}+\widehat{D}$.

Ví dụ 1: (SGK – tr.101)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.102)

II. TÍNH CHẤT

HĐ3

Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD, E là giao điểm của AD và BC (Hình 25).

a) ABCD là hình thang cân => $\widehat{ADC}=\widehat{BCD}$ và $\widehat{DAB}=\widehat{CBA}$ (1)

Do $\widehat{ADC}=\widehat{BCD}\Rightarrow \widehat{EDC}=\widehat{ECD}$

Có: $\widehat{DAB}+\widehat{EAB}=180^{o}\Rightarrow \widehat{EAB}=180^{o}-\widehat{DAB}$ (2)

Có: $\widehat{EAB}=180^{o}-\widehat{CBA}$ (3)

Từ (1), (2), (3) => $\widehat{EAB}=\widehat{EBA}$

b) $\Delta EAB$ có $\widehat{EAB}=\widehat{EBA}$

=> ∆EAB cân tại E => ED = EC.

Có: AD = ED - EA; BC = EC - EB

Mà EA = EB và ED = EC

=> AD = BC.

c) Xét ∆ADC và ∆BCD có:

AD = BC ; $\widehat{ADC}=\widehat{BCD}$; DC chung

=> ∆ADC = ∆BCD (c.g.c)

=> AC = BD

Định lí: Trong hình thang cân:

  • Hai cạnh bên bằng nhau.
  • Hai đường chéo bằng nhau.

Ví dụ 2: (SGK – tr.102)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.102).

Luyện tập 1

ABCD là hình thang cân

Ta có: ABCD là hình thang cân => AD = BC và AC = BD

Xét ∆ADB và ∆BCA có:

AB chung; AD = BC; AC = BD

=> ∆ADB = ∆BCA (c.c.c)

=> $\widehat{ADB}=\widehat{BCA}$.

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

HĐ4

Quan sát hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD) có hai đường chéo AC và BD bằng nhau. Kẻ BE song song với AC (E thuộc đường thẳng CD) (Hình 27).

a) AB // CE => $\widehat{ABC}=\widehat{ECB}$ (so le trong)

BE // AC => $\widehat{BEC}=\widehat{ACB}$ (so le trong)

Xét ∆ABC và ∆ECB có:

BC chung; $\widehat{ABC}=\widehat{ECB}$; $\widehat{BEC}=\widehat{ACB}$

=> ∆ABC = ∆ECB (g.c.g)

b) Vì ∆ABC = ∆ECB (g.c.g) => AC = EB; Mà AC = BD

=> BD = BE => ∆BDE cân tại B

=> $\widehat{BDE}=\widehat{BED}$

Có BE // AC => $\widehat{ACD}=\widehat{BED}$ (đồng vị).

c) Có: $\widehat{BDE}=\widehat{BED}$ và $\widehat{ACD}=\widehat{BED}$

=> $\widehat{BDE}=\widehat{ACD}$

Xét ∆ACD và ∆BDC có:

DC chung; $\widehat{BDE}=\widehat{ACD}$; AC = BD (gt)

=> ∆ACD = ∆BDC (c.g.c)

=> $\widehat{ADC}=\widehat{BCD}$

d) Hình thang ABCD có hai góc kề một đáy $\widehat{ADC}=\widehat{BCD}

=> Hình thang ABCD là hình thang cân.

Dấu hiệu nhận biết: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Ví dụ 3: (SGK – tr.103)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.103).

Luyện tập 2

Một ô cửa số có dạng hình chữ nhật với chiêu dài là 120 cm và chiêu rộng là 80 cm. Người ta mở rộng ô cửa số đó bằng cách tăng độ dài cạnh dưới về hai bên, mỗi bên 20 cm (mô tả ở Hình 29). Sau khi mở rộng thì ô cửa số đó có dạng hình gì? Tính diện tích của ô cửa số đó sau khi mở rộng.

Hướng dẫn giải:

Ô cửa sổ được minh họa lại bằng hình sau:

Ô cửa sổ được minh họa lại bằng hình sau:

Xét ∆AHD và ∆BKC có:

$\widehat{AHD}=\widehat{BKC}$ (vuông); AH = BK; HD = KC

=> ∆AHD = ∆BKC (c.g.c)

=> $\widehat{ADH}=\widehat{BCK}$

Xét tứ giác ABCD có: AB // DC nên là hình thang.

Mà $\widehat{ADH}=\widehat{BCK}$

=> hình thang ABCD là hình thang cân.

Có: AB = HK = 80 cm

DC = DH + HK + KC = 20 + 80 + 20 = 120 cm

Diện tích cửa sổ sau khi mở rộng:

S = $\frac{1}{2}$.AB+DC.AH 

=1$\frac{1}{2}$.(80 + 120).120 = 12 000 (cm$_{2}$) 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 8 CD bài 3: Hình thang cân. Đồ thị của hàm số, kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 3: Hình thang cân. Đồ thị của hàm số, Ôn tập toán 8 cánh diều bài Hình thang cân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác