Bài tập biến trở mắc nối tiếp với phụ tải

Bài 3: Một biến trở con chạy được làm bằng dây nicrom, có chiều dài 40m và tiết diện là 0,1mm2. Biết nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω.m.

a, Tính điện trở toàn phần của biến trở.

b, Mắc biến trở này nối tiếp với điện trở 10 Ω rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi bằng 25V. Hỏi khi con chạy của biến trở dịch chuyển thì cường độ dòng điện trong mạch biến đổi trong phạm vị nào?

Bài 4: Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5 Ω và cường độ dòng điện chạy qua khi đó I = 0,6 A. Bóng đèn được mắc nối tiếp với biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12 V. Phải điều chỉnh con chạy C để RAC có giá trị R2 bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường ?

Bài tập biến trở măc nối tiếp với phụ tải


Bài 3: a, Điện trở toàn phần của biến trở là:

$R=\rho .\frac{l}{S}=\frac{1,1.10^{-6}.40}{10^{-7}}$ = 440Ω

b, Biến trở này có độ lớn thay đổi từ 0 đến 440 Ω.

Biến trở được mắc nối tiếp với điện trở R = 10Ω; điện trở tương đương của đoạn mạch là R = Rb + R.

Khi biến trở có độ lớn 0 Ω thì cường độ dòng điện là:

$I=\frac{U}{R_{b}+R}=\frac{25}{0+10}$ = 2,5A

Khi biến trở có độ lớn 440 Ω thì cường độ dòng điện là:

$I=\frac{U}{R_{b}+R}=\frac{25}{440+10}$ = 0,056A

Vậy cường độ dòng điện thay đổi từ 0,056A đến 2,5A.

Bài 4: Theo đầu bài: R1 = Rđ = 7,5Ω và Iđm = 0,6 A

Để đèn sáng bình thường thì Iđ = 0,6 A.

Vì đèn mắc nối tiếp với RAC ⇒ Cường độ dòng điện toàn mạch: Itm = 0,6 A

Áp dụng định luật ôm cho mạch nối tiếp ta có:

RAC + Rđ = $\frac{U}{I}=\frac{12}{0,6}$ = 20Ω

⇒ RAC = 20 - 7,5 = 12,5 Ω

Vậy phải điều chỉnh con chạy C sao cho RAC = 12,5 Ω thì khi đó đèn sẽ sáng bình thường.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...