Bài tập mắt lão thị và cách khắc phục

Bài 6: Một người mắt lão đeo một thấu kính hội tụ nhìn vật AB đặt trước kính như hình vẽ dưới.

Bài tập mắt lão thị và cách khắc phục

Biết Cc là điểm cực cận của mắt người đó. F là tiêu điểm chính của thấu kính. Hỏi:

a, Kh không đeo kính, người đó có nhìn thấy rõ vật AB không? Giải thích?

b, Khi đeo kính, để nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào? Trong trường hợp vật AB nằm như hình vẽ trên thì yêu cầu đó có thỏa mãn không?

Bài 7: Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt  25cm. Hỏi khi không đeo kính người đó nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 8: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới mắt. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50cm.


Bài 6: 

a, Khi không đeo kính: vì vật AB nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc, tức là nằm ngoài khoảng thấy rõ của mắt người đó. Do đó, khi không đeo kính mắt không thể nhìn rõ được vật AB.

b,Khi đeo kính, ta có sơ đồ tạo ảnh:

Bài tập mắt lão thị và cách khắc phục

Bài tập mắt lão thị và cách khắc phục

Để nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB cần quan sát qua kính thì ảnh ảo A'B' nằm trong khoảng thấy rõ CcCv của mắt người đó.

Trong hình vẽ, vật AB nằm trong khoảng OF, nên ảnh A'B' là ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật AB => A'B' nằm xa mắt hơn AB, nên có thể nằm trong khoảng CcCv. Do đó yêu cầu trên thỏa mãn.

Bài 7: Tóm tắt:  f = OF = OF' = 50cm

OA1min= 25cm

OAmin = ?

Khi đeo kính sát mắt, để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm thì ảnh của vật qua kính phải hiện ra tại điểm cực cận Cc của mắt. Tức là OA2 = OCc.

Mặt khác, áp dụng công thức thấu kính $\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$ suy ra:  

OC= OA2 = $\frac{OA_{1min}.OF'}{OF'-OA_{1min}}=\frac{25.50}{50-25}$ = 50cm

Khi không đeo kính, người đó sẽ nhìn được vật gần nhất tại điểm cực cận Cc. Do đó:

OAmin = OCc = 50cm.

Bài 8: Khi vật ở rất xa, ta có OA1 = và chùm tia sáng từ vật tới mắt là chùm song song và ảnh qua thể thủy tinh hiện ở vị trí tiêu điểm chính F. Theo đề bài ta có:

OA' = OF1 = f1 = 2cm

Khi vật cách mắt 50cm, ta có OA2 = 50cm. Ta có công thức: 

 f1 =  OF2 = $\frac{OA_{2}.OA'}{OA_{2}+OA'}$ = 1,923cm

Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi  chuyển từ trạng tthái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50cm là:

f = f1 - f2 = 2- 1,923 = 0,077cm = 0,77mm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...