Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn bản thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách
  • B. Văn bản nghị luận về một bộ phim
  • C. Văn bản thuyết minh giới thiệu về một bộ phim
  • D. Văn bản tự sự kể lại một bộ phim

Câu 2: Nguồn cảm hứng của bộ phim Mẹ vắng nhà là từ đâu?

  • A. Từ 2 truyện ngắn Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi
  • B. Từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi
  • C. Từ truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi
  • D. Từ 2 truyện ngắn Mẹ vắng nhà và Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi

Câu 3: Bộ phim phản ánh điều gì?

  • A. Tinh thần chịu đựng, khí phách, lòng dũng cảm của con người Việt Nam thời chiến tranh
  • B. Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.
  • C. A, B đúng
  • D. Sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Câu 4: Theo người viết, hình ảnh cô chị cả được khắc họa như thế nào trong bộ phim Mẹ vắng nhà?

  • A. Đảm đang, chu toàn, thay mẹ chăm lo cho các em
  • B. Nhút nhát, chưa thể chăm sóc cho các em thay mẹ
  • C. Ít nói, trầm tĩnh, chín chắn hơn độ tuổi của cô bé
  • D. Hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương các em

Câu 5: Nội dung phần 1 văn bản là gì?

  • A. Giới thiệu các giải thưởng bộ phim đã đạt được.
  • B. Giới thiệu tên bộ phim, đạo diễn và nêu nhận xét, đánh giá khái quát về bộ phim
  • C. Giới thiệu chủ đề, bối cảnh của bộ phim
  • D. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và các diễn viên của bộ phim

Câu 6: Theo người viết, hình ảnh cô chị cả được khắc họa như thế nào trong bộ phim Mẹ vắng nhà?

  • A. Đảm đang, chu toàn, thay mẹ chăm lo cho các em
  • B. Nhút nhát, chưa thể chăm sóc cho các em thay mẹ
  • C. Ít nói, trầm tĩnh, chín chắn hơn độ tuổi của cô bé
  • D. Hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương các em

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

Câu 2 (2 điểm): Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

A

B

A

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Tác giả: Lê Hồng Lâm (sinh năm 1977)
    • Quê: Quảng Trị
    • Là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Việt Nam
    • Tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Từng làm phóng viên, biên tập viên nghệ thuật của tuần báo Sinh viên Việt Nam và 12 năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa và Đàn ông
    • Tác phẩm nổi bật: 101 bộ phim  Việt Nam hay nhất, Người tình không chân dung
  • Tác phẩm: In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018

Câu 2:

  • Mục đích của việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích): Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim về nội dung, diễn xuất, cảnh quay
  • Giúp cho phần nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn
  • Tóm gọn nội dung của bộ phim và gây được sự tò mò, hứng thú cho người đọc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác