Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Cánh diều bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?

  • A. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử 
  • B. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình 
  • C. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình 
  • D. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

Câu 2: Quyền lao động của công dân được định nghĩa như thế nào?

  • A. Chỉ những người có tay nghề giỏi mới có quyền học nghề và tìm kiếm việc làm phục vụ cho nhu cầu cầu của cuộc sống 
  • B. Lựa chọn nghề nghiệp thật tốt là một trong những quyền lao động của công dân 
  • C. Mỗi công dân đều đem sức lao động của mình để học việc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân để đem lại thu nhập cho mình, gia đình và xã hội
  • D. Nhà nước sẽ cung cấp việc làm cho mỗi công dân khi đến tuổi lao động 

Câu 3: Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?

  • A. Người trong độ tuổi lao động 
  • B. Người chưa đủ 13 tuổi 
  • C. Người không có tay nghề 
  • D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc

Câu 4: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?

  • A. Làm việc trong mỏ than 
  • B. Làm việc tại trung tâm dạy kèm 
  • C. Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
  • D. Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên 

Câu 5: Theo em, vì sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng?

  • A. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động 
  • B. Để không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động 
  • C. Để nhà nước không thể quản lí được các quan hệ lao động trên phạm vi cả nước 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?

  • A. Không thực thi hợp đồng đã cam kết 
  • B. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên 
  • C. Xét tăng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao 
  • D. Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng 

Câu 7: Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?

  • A. Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty 
  • B. Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng 
  • C. Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên 
  • D. Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên 

Câu 8: Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?

  • A. Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lý 
  • B. Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị 
  • C. Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình
  • D. Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình

Câu 9: Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?

  • A. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty 
  • B. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân 
  • C. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã ký trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
  • D. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân

Câu 10: T năm nay đã 23 tuổi nhưng là một thanh niên lười lao động, suốt ngày chỉ ăn chơi và vẫn xin tiền bố mẹ chơi điện tử, tập tụ các nhóm bạn ăn chơi lêu lổng. H là bạn thân của T nên tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân, làm việc chăm chỉ vừa giúp bản thân có ích hơn vừa có thể giúp đỡ bố mẹ gánh vác được một phần kinh tế trong gia đình. Trước lời khuyên của H, T đáp lại “Lao động là quyền của công dân nên lao động hay không là quyền của T, H không nên quan tâm”. Em có đồng ý với cách lý giải của T hay không? Vì sao?  

  • A. Không đồng ý. Lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người, làm việc tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội chính là nghĩa vụ của công dân. Hành động không làm việc và lười nhác của T chính là hành vi ăn bám gia đình và xã hội đáng bị phê phán và lên án  
  • B. Đồng ý. Lao động là quyền của công dân nên việc lựa chọn làm việc vào lúc nào cũng là quyền của công dân, T có thể tìm cho mình một công việc vào lúc T cảm thấy sẵn sàng với việc lao động  
  • C. Đồng ý. Cách T giải thích có ý đúng, vì không phải T không làm việc mà do chưa đến thời điểm T muốn cố hiến sức lao động của bản thân cho gia đình và xã hội 
  • D. Không đồng ý. Vì cách lí giải của T có phần cộc lốc có thể gây ra hiểu lầm cho người bạn H của mình


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác