Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 19 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  • A. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  • B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  • C. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp 
  • D. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 2: Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

  • A. Long Biên (Hà Nội)
  • B. Tràng Tiền (Huế)
  • C. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
  • D. Bình Lợi (Sài Gòn)

Câu 3: Công trình nào sau đây do người Pháp xây dựng vẫn còn được bảo tồn đến hiện nay?

  • A. Ga Hàng Cỏ
  • B. Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội
  • C. Nhà hát Lớn ở Hà Nội
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?

  • A. Nông dân
  • B. Tiểu tư sản
  • C. Học sinh, sinh viên
  • D. Công nhân

Câu 5: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  • A. 1904
  • B. 1905
  • C. 1909
  • D. 1910

Câu 6: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  • A. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
  • B. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
  • C. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?

  • A. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
  • B. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,... 
  • C. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
  • D. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

Câu 8: Đâu là chính sách về văn hoá, giáo dục trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  • A. Chú trọng truyền bá văn hoá phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
  • B. Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
  • C. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?

  • A. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
  • B. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  • C. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
  • D. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.

Câu 10: Bức ảnh sau đây mô tả hoạt động gì?

  • A. Công nhân khai thác mỏ
  • B. Đào giếng
  • C. Nông dân cấy lúa
  • D. Dựng lều trại

ĐỀ 2

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm:

  • A. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại đất nước, lập ra nhà nước quân chủ lập hiến.
  • B. Phục hưng những giá trị xưa cũ của Việt Nam, giải quyết nạn đói cho nhân dân.
  • C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho: 

  • A. Cách mạng tháng Tám (1945)
  • B. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  • C. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Công trình nào sau đây do người Pháp xây dựng vẫn còn được bảo tồn đến hiện nay?

  • A. Ga Hàng Cỏ
  • B. Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội
  • C. Nhà hát Lớn ở Hà Nội
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?

  • A. Nông dân
  • B. Tiểu tư sản
  • C. Học sinh, sinh viên
  • D. Công nhân

Câu 5: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  • A. 1904
  • B. 1905
  • C. 1909
  • D. 1910

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?

  • A. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
  • B. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
  • C. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Vào đầu thế kỉ XX, văn hoá vùng nào du nhập ngày cạng mạnh vào nước ta?

  • A. Văn hoá phương Đông
  • B. Văn hoá phương Tây
  • C. Văn hoá Tây Á
  • D. Văn hoá Đông Á

Câu 8: Cuộc cách mạng nào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành?

  • A. Cách mạng tư sản Anh
  • B. Cách mạng tư sản Pháp
  • C. Cách mạng công nghiệp
  • D. Cách mạng tháng Mười Nga

Câu 9: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  • A. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  • B. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  • C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  • D. Không có ý nào.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về Phan Bội Châu?

  • A. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từng đỗ đầu kì thi Hương.
  • B. Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập".
  • C. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Đông du, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.
  • D. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

ĐỀ 3

Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 2 (4 điểm). Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

“... là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch... hễ mất mùa thì họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời và nhà thờ.”

(Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh người nông dân An Nam, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1, tr. 248 – 249)

ĐỀ 4

Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Câu 2 (4 điểm). Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm:

  • A. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại đất nước, lập ra nhà nước quân chủ lập hiến.
  • B. Phục hưng những giá trị xưa cũ của Việt Nam, giải quyết nạn đói cho nhân dân.
  • C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho: 

  • A. Cách mạng tháng Tám (1945)
  • B. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  • C. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?

  • A. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
  • B. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
  • C. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
  • D. Cả A và B.

Câu 4. “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  • A. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  • B. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  • C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  • D. Không có ý nào.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm:

  • A. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại đất nước, lập ra nhà nước quân chủ lập hiến.
  • B. Phục hưng những giá trị xưa cũ của Việt Nam, giải quyết nạn đói cho nhân dân.
  • C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho: 

  • A. Cách mạng tháng Tám (1945)
  • B. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  • C. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?

  • A. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
  • B. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
  • C. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
  • D. Cả A và B.

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng về Phan Bội Châu?

  • A. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từng đỗ đầu kì thi Hương.
  • B. Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập".
  • C. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Đông du, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.
  • D. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917

Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Giai cấp, tầng lớp nào có địa vị khác nhau? Theo em, họ có điểm gì chung?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 kết nối tri thức, đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức bài 19

Bình luận

Giải bài tập những môn khác