Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 giữa kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được bùng nổ vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 năm 1773.
  • B. Tháng 4 năm 1775.
  • C. Tháng 7 năm 1776.
  • D. Tháng 10 năm 1777.

Câu 2. Ngày 4/7 là ngày Quốc khánh của Hợp chúng quốc Mỹ vì:

  • A. đó là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
  • B. đó là ngày thông qua Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra hợp chúng quốc Mỹ
  • C. đó là cuộc chiến tranh giành độc lập thắng lợi.
  • D. đó là ngày quân đội của Hợp chúng quốc Mỹ dành được thắng lợi quân sự quyết định, buộc thực dân Anh công nhận độc lập.

Câu 3. Vào giữa thế kỉ XVIII, ở Anh đã tiến hành cuộc cách mạng gì?

  • A. Cách mạng tư sản.
  • B. Cách mạng khoa học - kĩ thuật - công nghệ.
  • C. Cách mạng công nghiệp.
  • D. Cách mạng văn học.

Câu 4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX đã dẫn tới sự hình thành các giai cấp nào trong xã hội?

  • A. Tư sản và vô sản.
  • B. Thống trị và bị trị.
  • C. Địa chủ và nông dân.
  • D. Quý tộc và nô lệ.

Câu 5. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?

  • A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.
  • B. Vơ vét kinh tế, cướp đoạt ruộng đất, đàn áp nhân dân, chia để trị.
  • C. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.
  • D. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.

Câu 6. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?

  • A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành
  • B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương
  • C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
  • D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.

Câu 7. Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?

  • A. lâm vào khủng hoảng sâu sắc
  • B. chính quyền được củng cố về mọi mặt.
  • C. vua Lê nắm thực quyền
  • D. chúa Trịnh thực hiện các cải cách.

Câu 8. Phong trào Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc khi nào?

  • A. Khi quân Tây Sơn đánh bại chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
  • B. Khi quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm
  • C. Khi quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Thanh
  • D. Khi quân Tây Sơn lật đổ chính quyền Lê - Trịnh

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của nước Pháp trước cách mạng tư sản thế kỉ XVIII. Mô tả các thành phần trong đẳng cấp thứ ba ở Pháp trước cách mạng.

Câu 2 (0,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3 (1,5 điểm)  

  • a. Cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn thế kỉ XVII để lại hệ quả như thế nào?
  • b. Bằng kiến thức của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của mình về cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC GHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

A

D

C

C

A

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

*Tình hình chính trị:

- Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Vua Lu-i XVI (lên ngôi năm 1774) nắm mọi quyền hành.

- Sự quan liêu, tham nhũng của các tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống của đông đảo người dân.

*Mô tả:

- Trong Đẳng cấp thứ ba ở Pháp trước Cách mạng tư sản Pháp có ba thành phần: giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị.

- Giai cấp tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực về kinh tế song không có quyền lực chính trị.

- Nông dân, bình dân thành thị chiếm hơn 90% dân số, chịu nhiều áp bức, bóc lột, sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng.

Câu 2 (0,5 điểm)

Gợi ý: Đồng ý với quan điểm vì:

- Trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp thì sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào sức lao động thủ công.

- Sau khi phát minh ra máy móc, loài người bước sang giai đoạn công nghiệp hóa chuyển nền sản xuất từ nông nghiệp bằng thủ công sang sản xuất hiện đại, dựa vào máy móc.

Câu 3 (1,5 điểm)  

a. Hệ quả của cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn thế kỉ XVII:

- Cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn kéo dài nửa thế kỉ, hai thế lực Trịnh - Nguyễn đã trải qua bảy lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

- Cuộc xung đột dẫn đến sự phân chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Lũy Thầy ở phía Nam như một bức tường thành vững chắc ngăn đôi đất nước.

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của, tàn phá đồng ruộng, xóm làng ; giết hại nhiều người vô tội.

b. HS hiểu bản chất của cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn để  viết một đoạn văn ngắn chia sẻ cảm xúc

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 KNTT, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác