Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 5: Cuộc xung đột Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 5 Cuộc xung đột Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  • A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
  • B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
  • C. Thay vua Lê nhiếp chính
  • D. Về quê quy ẩn

Câu 2: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  • A. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  • C. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  • A. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  • B. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  • C. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  • D. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

Câu 4: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  • A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  • B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  • C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày những nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

Câu 2: Trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?

  • A. 1592
  • B. 1627
  • C. 1545
  • D. 1672

Câu 2: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?

  • A. Gần 50 năm
  • B. Gần 100 năm
  • C. Gần 150 năm
  • D. Gần 200 năm

Câu 3: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  • A. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  • C. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:

  • A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
  • D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê Sơ. 

Câu 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

ĐỀ SỐ 3 - TỰ LUẬN

Câu 1: (6 điểm). Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều. 

Câu 2: (4 điểm). Nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

ĐỀ SỐ 4 - TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm). Nêu hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn

Câu 2 (4 điểm). Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều?

“Năm ấy (1572), các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”.

ĐỀ SỐ 5 - TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  • A. Có sự phát triển vượt bậc
  • B. Dần suy thoái 
  • C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • D. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 2: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  • A. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  • B. Đem quân đi tạo phản
  • C. Mua chuộc các phe phái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  • A. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.
  • B. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.
  • C. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  • A. Một quan văn
  • B. Một quan võ
  • C. Một Hầu tước
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Trịnh Kiểm?

  • A. Là người có tài thao lược và có sức khoẻ hơn người
  • B. Từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc
  • C. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  • A. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.
  • B. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.
  • C. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  • A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
  • B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
  • C. Thay vua Lê nhiếp chính
  • D. Về quê quy ẩn

Câu 8: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  • A. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  • C. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  • A. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  • B. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  • C. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  • D. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

Câu 10: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  • A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  • B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  • C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ SỐ 6- TRẴC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?

  • A. 1592
  • B. 1627
  • C. 1545
  • D. 1672

Câu 2: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?

  • A. Gần 50 năm
  • B. Gần 100 năm
  • C. Gần 150 năm
  • D. Gần 200 năm

Câu 3: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  • A. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.
  • B. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.
  • C. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  • A. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  • B. Đem quân đi tạo phản
  • C. Mua chuộc các phe phái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  • A. Có sự phát triển vượt bậc
  • B. Dần suy thoái 
  • C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • D. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 6: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  • A. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  • C. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  • A. Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.
  • B. Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.
  • C. Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Năm 1545 có sự kiện gì?

  • A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
  • B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
  • C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
  • D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

Câu 9: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  • A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  • B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  • C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:

  • A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  • C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
  • D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 5: Cuộc xung đột Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 kết nối tri thức, đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác