Đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma – xtrích là:

  • A. Cộng đồng Châu Âu, Tòa án Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng.  
  • B. Cộng đồng châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, hợp tác về tư pháp và nội vụ.  
  • C. Cộng đồng Châu Âu, Tòa án Châu Âu, Hội đồng Châu Âu.
  • D. Tòa án Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng.

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là mục tiêu của EU?   

  • A. Thúc đẩy tự do lưu thông giữa các nước thành viên.  
  • B. Xây dựng liên minh quân sự để bảo vệ các nước thành viên.   
  • C. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt.
  • D. Phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.           

Câu 3 (0,25 điểm). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của việc sửu dụng đồng tiền chung của EU?

1) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu?

2) Xoa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước.

3) Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao nguồn vốn trong EU.

4) Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp đa quốc gia.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3  
  • D. 4   

Câu 4 (0,25 điểm). Nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ nhất.    
  • B. Thứ ba.  
  • C. Thứ tư.  
  • D. Thứ hai.       

Câu 5 (0,25 điểm). Cơ cấu kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức hiện nay có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng:   

  • A. giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tăng dần tỉ trọng các ngành dịch vụ.
  • B. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp.   
  • C. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ.
  • D. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ.   

Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp sản xuất ô tô của CHLB Đức?

  • A. Chiếm 90% lượng ô tô hạng sang xuất khẩu thế giới.     
  • B. Đứng thứ tư thế giới về sản xuất ô tô.  
  • C. Sản xuất trung bình từ 3,5 – 4,0 triệu chiếc/ năm.    
  • D. Chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước.    

Câu 7 (0,25 điểm). Cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và năm 2020 có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng:  

  • A. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; ngành dịch vụ.         
  • B. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng; ngành dịch vụ.    
  • C. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; ngành công nghiệp – xây dựng.
  • D. giảm tỉ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; ngành công nghiệp – xây dựng.    

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khu vực Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
  • B. Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu.
  • C. Khu vực Đông Nam Á có tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.   
  • D. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 9 (0,25 điểm). Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, đa dạng chủ yếu do:

  • A. địa hình núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, với nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m.  
  • B. nằm trong cùng một đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn và các vùng núi cao đồ sộ.   
  • D. nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn và các loàng sinh vật.   

Câu 10 (0,25 điểm). Một trong những mục tiêu của ASEAN là:   

  • A. xây dựng một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành viên.    
  • B. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.
  • C. thiết lập và duy trì và một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch, tạo ra việc làm cho người dân các quốc gia thành viên.     
  • D. hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.    

Câu 11 (0,25 điểm). Thách thức nào dưới đây cần có sự chung tay giải quyết của các nước thành viên ASEAN?

  • A. Sự chênh lệch thu thập bình quân đầu người giữa các nước.
  • B. Vấn đề giữ vững chủ quyền an ninh khu vực.           
  • C. Vấn thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.   
  • D. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước.  

Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng với nguyên tắc hoạt động của ASEAN?

  • A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên.       
  • B. Công việc của mỗi quốc gia đều phải thông qua và được sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên khác.   
  • C. Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.  
  • D. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.   

Câu 13 (0,25 điểm). Các mặt hàng xuất khẩu chính của khu vực Đông Nam Á là:

  • A. hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản, dệt may…
  • B. máy móc, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.        
  • C. hàng chế biến chế tạo, khoáng sản, hàng tiêu dùng, linh kiện.  
  • D. dầu mỏ, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hóa chất, ô tô…  

Câu 14 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành du lịch khu vực Đông Nam Á?    

  • A. Có tiềm năng lớn.     
  • B. Có vai trò ngày càng quan trọng.   
  • C. Trước đại dịch COVID – 19, số khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng qua các năm.
  • D. Du lịch chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của hầu hết các nước.

Câu 15 (0,25 điểm). Khu vực Tây Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu:

  • A. nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới.
  • B. cận nhiệt lục địa và ôn đới lục địa.               
  • C. ôn đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.      
  • D. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt địa trung hải.     

Câu 16 (0,25 điểm). Yếu tố quan trọng nhất giúp cho hoạt động giao thông đường biển trong khu vực Tây Nam Á nhộn nhịp, phát triển là

  • A. khu vực nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới.
  • B. khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
  • C. khu vực có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn.
  • D. địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

Câu 17 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?

  • A. Là nơi ra đời của nền văn minh Lưỡng Hà.        
  • B. Dân cư thưa thớt nhưng phân bố không đều.
  • C. Người theo đọa Hồi chiếm phần lớn dân số.   
  • D. Là nơi thống nhất các giáo phái và ổn định.

Câu 18 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây đúng với tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á, giai đoạn 2010 – 2020?

  • A. Tăng trưởng GDP giảm đều qua các năm.       
  • B. Tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm.                
  • C. Tốc độ tăng trưởng GDP rất cao.  
  • D. Tăng trưởng GDP thiếu ổn định.  

Câu 19 (0,25 điểm). Nhận xét nào sau đây đúng với trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Đứng đầu thế giới.  
  • B. Đứng thứ hai thế giới, sau Liên bang Nga.                 
  • C. Đứng thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Liên bang Nga.
  • D. Chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khu vực.   

Câu 20 (0,25 điểm). Năm 1960, tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á có tên là:

  • A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).   
  • B. Hiệp hội các quốc gia Vùng Vịnh.  
  • C. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.  
  • D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày tác động của đặc điểm dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.  

Câu 2 (2,0 điểm). Theo em, tại sao lại nói Việt Nam tham gia ASEAN vừa là cơ hội vừa là thách thức?

Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức hợp tác kinh tế khu vực trên thế giới”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

B

D

C

A

D

B

D

D

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

B

A

D

A

A

D

D

A

A

 B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1:

Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư, xã hội đến sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á:

Dân cư:

 - Thuận lợi: Dân số đông đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn trong khu vực. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ nên có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

 - Khó khăn: Tay nghề và trình độ chuyên môn của lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Xã hội:

 - Thuận lợi:

 + Đông Nam Á là khu vực giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ). Các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử của nhân loại.

 + Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng đồng thời là cơ sở thuận lợi cùng nhau hợp tác phát triển.

 - Khó khăn:

 + Các quốc gia Đông Nam Á đều có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều nay gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị…

 + Mâu thuẫn tôn giáo xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc…

Câu 2:

Các cơ hội của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

 + Tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận thị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực.

 + Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

 + Thu hút nguồn vồn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

 + Tham gia xây dựng chính sách phát triển kinh tế trong AEC.

Các thách thức của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN:

 + Sự chênh lệch về trình độ phát triển so với một số nước trong AEC nên thách thức về lợi thế cạnh tranh.

 + Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hoặc bị thâu tóm bởi các tập đoàn lớn từ nước ngoài.

 + Hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên AEC sẽ dần xóa bỏ, sự cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ, thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng gay gắt.

Câu 3:

Đồng ý với nhận định: “Liên minh châu Âu là hình thức liên kết cao nhất trong các hình thức hợp tác kinh tế khu vực trên thế giới”.   

Giải thích:

  - Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu, có sự liên kết chặt chẽ về chính trị.

 - Có chính sách kinh tế chung, tiền tệ chung, có sự tư do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

 - Công dân của liên minh châu Âu bên cạnh quốc tịch quốc gia mình sinh sống còn có quốc tịch châu Âu. Sự đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên rất thuận lợi.

 - Các nước cũng rất chú trọng về việc bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho giới trẻ và người thất nghiệp.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Địa lí 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác