Đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Các nước nào sau đây của châu Âu hiện nay (2020) vẫn chưa gia nhập EU?

  • A. Anh, Pháp.    
  • B. Pháp, Đức.
  • C. Đức, Na uy.
  • D. Na Uy, Thụy Sĩ.  

Câu 2 (0,25 điểm). EU là bạn hàng lớn nhất của:    

  • A. các nước phát triển.   
  • B. các nước châu Phi.    
  • C. các nước Mỹ La tinh.  
  • D. các nước đang phát triển.

Câu 3 (0,25 điểm). Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?

  • A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong vài ngày.
  • B. Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng khác nhau.
  • C. Nhiều trường học tổ chức khóa đào tạo chung.
  • D. Tổ chức các hoạt động chính trị ở trong vùng.

Câu 4 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nổi bật của Cộng hòa Liên bang Đức là:

  • A. ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.     
  • B. ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.   
  • C. ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. ngành công nghiệp sản xuất ô tô.        

Câu 5 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức?

  • A. Ngành công nghiệp là ngành kinh tế xương sống của Cộng hòa Liên bang Đức.
  • B. Ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức chiếm 28,6% giá trị sản xuất công nghiệp của EU (năm 2021).
  • C. Các ngành công nghiệp nổi bật của Cộng hòa Liên bang Đức là: sản xuất ô tô, chế tạo máy móc, thiết bị, hóa chất, điện tử - viễn thông….
  • D. Ngành công nghiệp chế tạo máy móc đã tạo ra khoảng 800 000 việc làm mỗi năm cho Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 6 (0,25 điểm). Với quy mô dân số lớn, khu vực Đông Nam Á có:

  • A. thị trường tiêu thị hàng hóa rộng lớn.      
  • B. cơ cấu dân số đa dạng.   
  • C. sự đa dạng về truyền thống, văn hóa.     
  • D. tỉ lệ dân thành thị cao.

Câu 7 (0,25 điểm). Cho bảng số liệu:

TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019

(Đơn vị: Triệu người)

Quốc giaCam – pu chiaMa – lai – xi - aThái LanMi – an - ma
Tổng số dân16,532,866,454,0
Số dân thành thị3,924,933,116,5

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất?

  • A. Cam – pu – chia.          
  • B. Ma – lai – xi – a.     
  • C. Thái Lan.
  • D. Mi – an – ma.     

Câu 8 (0,25 điểm). Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao.  
  • B. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao.
  • C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.    
  • D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.  

Câu 9 (0,25 điểm). Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của ASEA?

  • A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  • B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
  • C. Thông qua các diễn đàn.    
  • D. Thông qua các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố.    

Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là thành tựu của ASEAN đạt được về lĩnh vực xã hội?   

  • A. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
  • B. Các vấn đề giáo dục, y tế được cải thiện.
  • C. Vấn đề việc làm của người lao động từng bước được giải quyết.
  • D. Văn hóa các nước có sự hòa quyện, tạo nên nét văn hóa lớn của khu vực Đông Nam Á.

Câu 11 (0,25 điểm). Thách thức lớn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là:

  • A. thể chế chính trị của nước ta khác biệt với các nước.  
  • B. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.            
  • C. thời gian gia nhập ASEAN muộn hơn so với nhiều nước khác.
  • D. sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các quốc gia.   

Câu 12 (0,25 điểm). Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định không phải vì:

  • A. mỗi nước trong khu vực hoàn toàn lúc nào cũng có sự ổn định.
  • B. trong mỗi nước không còn sự tranh chấp phức tạp về lãnh thổ.
  • C. tạo cớ cho các cường quốc can thiệp vào một nước bằng vũ lực.
  • D. tạo nên một cường quốc chung thống nhất cho toàn bộ khu vực.

Câu 13 (0,25 điểm). Cho bảng số liệu

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA

MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Quốc giaMa – lai – xi - aXin – ga - poViệt NamPhi – lip - pin
Xuất khẩu207,0599,2292,591,1
Nhập khẩu185,3490,7283,1119,2

(Nguồn: Niêm giảm thống kê Việt nam, 2022)

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết quốc nào nhập siêu vào năm 2020?

  • A. Ma – lai – xi – a.  
  • B. Xin – ga – po.         
  • C. Việt Nam.
  • D. Phi – lip – pin.   

Câu 14 (0,25 điểm). Dầu mỏ - nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Ven biển Ca – xpi.      
  • B. Khu vực Biển Đen.   
  • C. Ven Địa Trung Hải.
  • D. Ven vịnh péc – xích.  

Câu 15 (0,25 điểm). Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo:  

  • A. Phật giáo.  
  • B. Thiên chúa giáo.                
  • C. Hồi giáo.       
  • D. Do Thái giáo.      

Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm các ngành ở khu vực Tây Nam Á?

  • A. Nhiều nước trong khu vực đã phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.
  • B. Đu – bai được xem là trung tâm thương mại, du lịch hàng đầu khu vực.
  • C. Các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.
  • D. Giao thông đường ống trong khu vực không được chú trọng phát triển.

Câu 17 (0,25 điểm). Nền văn minh cổ đại nào xuất hiện sớm nhất tại khu vực Tây Nam Á?

  • A. Văn minh sông Hoàng Hà.   
  • B. Văn minh sông Hằng.            
  • C. Văn minh sông Nin.   
  • D. Văn minh Lưỡng Hà.  

Câu 18 (0,25 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói đến nguyên nhân khu vực Tây Nam Á dù tiếp xúc với nhiều vùng vịnh biển mà vẫn chịu sự khô hạn?

  • A. Địa hình Tây Nam Á có nhiều cao nguyên và núi nên ngăn cản khối khí từ biển vào.        
  • B. Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô và cận nhiệt Địa Trung Hải.
  • C. Có đường chí tuyến chạy ngang qua lãnh thổ.   
  • D. Không tiếp giáp với biển Đông.

Câu 19 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên dầu mỏ của Tây Nam Á?

  • A. Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á đứng đầu thế giới.  
  • B. Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vịnh Péc – xích.
  • C. I - ran là quốc gia có trữ lượng hàng đầu dầu mỏ trong khu vực Tây Nam Á.  
  • D. Dầu mỏ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc xung đột diễn ra ở Tây Nam Á.     

Câu 20 (0,25 điểm). Năm 1960, tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á có tên là:

  • A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).   
  • B. Hiệp hội các quốc gia Vùng Vịnh.  
  • C. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.  
  • D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu những biểu hiện chứng mình EU là trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới? Giải thích nguyên nhân?

Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á,

giai đoạn 2015 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm2015201720182020
Xuất khẩu 1506,01682,51 632,91 676,3
Nhập khẩu1 381,51 540,01 696,41 526,6

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam, 2021)

 - Dựa vào bảng trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 – 2020.

 - Từ biểu đồ đã vẽ, bảng số liệu và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.

Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao lại nói sự ra đời của Hiến chương ASEAN năm 2007 và chính thức có hiệu lực vào năm 2008 là một cột mốc lịch sử quan trọng trong cơ cấu tổ chức, xác định lại vị thế của ASEAN để đối phó tốt hơn với những thách thức trong thế kỉ XX?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

D

D

D

D

A

A

A

C

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

D

D

D

C

D

D

D

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1:

Nêu biểu hiện, nguyên nhân chứng minh EU là một trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

 - Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới: 

 + EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17 086,6 tỉ USD, chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).

 + EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).

Nguyên nhân: Tạo ra thị trường chung, đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên; sử dụng đồng Ơ – rô. 

 - Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

 + Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ.

 + Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN….

 + Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị; dược phẩm; xe có động cơ;… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học; dầu thô và khí tự nhiên….

Nguyên nhân: Do EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán nội khối và có chung một mức thuế quan trong buôn bán với các bạn hàng nước ngoài EU.

Câu 2:

 - Vẽ biểu đồ

biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 – 2020.

 - Nhận xét:

 + Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015 – 2020. Năm 2015 đạt khoảng 2 887,5 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 202, 9 tỉ USD.

 + Trong giai đoạn 2015 – 2020, trị giá xuất khẩu tăng từ năm 2015 đến năm 2017, giảm nhẹ vào năm 2018 và sau đó tiếp tục tăng. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1 676,3 tỉ USD, tăng lên 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1 506 tỉ USD.

 + Trong giai đoạn 2015 – 2020, trị giá nhập khẩu tăng từ năm 2015 đến năm 2018 nhưng giảm nhẹ vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19.

 + Cán cân xuất nhập khẩu: Trong giai đoạn 2015 – 2020, khu vực Đông Nam Á chủ yếu có trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu (xuất siêu). Tuy nhiên vào năm 2018, khu vực này có trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (nhập siêu).

Câu 3:

Sự ra đời của Hiến chương ASEAN vào năm 2007 và chính thức có hiệu lực vào năm 2008 là một cột mốc lịch sử quan trọng cho ASEAN với những lý do sau:

Giải thích:

  - Tạo ra cơ cấu tổ chức chính thức: trước khi chưa có Hiến chương ASEAN chỉ hoạt động dựa trên các tuyên bố và thỏa thuận không phải văn kiện pháp lý. Sự ra đời của Hiến chương ASEAN đã tạo ra một cơ cấu tổ chức chính thức và tăng cường tính pháp lý cho khu vực.

 - Xác định lại vị thế của ASEAN: Hiến chương đã giúp ASEAN xác định lại vị thế trong cộng đồng quốc tế trở thành một cộng đồng khu vực có tầm nhìn năng lực đối phó với những thách thức toàn cầu.

 - Đối phó tốt hơn với thách thức trong thế kỉ XXI: Hiến chương giúp ASEAN đối phó với những thách thức như biến đổi khí hậu, an ninh khu vực, quản lý nguồn tài nguyên.

 - Tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững: Hiến chương đã khuyến khích xây dựng các kế hoạch và chương trình giữa các quốc gia thành viên nhằm giải quyết vấn đề chung và thúc đẩy sự phát triển.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Địa lí 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác