Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào.

Câu 3 (1.0 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn thơ trên? Chỉ ra các từ láy đó?

Câu 4 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Người lên ngựa kẻ chia bào

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Câu 6 (1.0 điểm): Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Hướng dẫn trả lời:

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)

Câu 1: Thể thơ: Lục bát

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 3:

- Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng 01 từ láy.  - Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng 01 từ láy.

- Đó là từ: xa xôi - Đó là từ: xa xôi

Câu 4:

- Hiệu quả của phép đối: đối giữa 2 hình ảnh: “Người lên ngựa” và “kẻ chia bào”: - Hiệu quả của phép đối: đối giữa 2 hình ảnh: “Người lên ngựa” và “kẻ chia bào”:

+ Diễn tả cảnh chia ly cách trở của người đi (Thúc Sinh) và kẻ ở (Thúy Kiều) + Diễn tả cảnh chia ly cách trở của người đi (Thúc Sinh) và kẻ ở (Thúy Kiều)

+ Nhấn mạnh nỗi buồn thương, lưu luyến của kẻ ở và người đi. + Nhấn mạnh nỗi buồn thương, lưu luyến của kẻ ở và người đi.

Câu 5:

Nội dung của hai câu thơ trên:

- Nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh sau khi từ biệt. - Nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh sau khi từ biệt.

- Diễn tả nỗi buồn thương, xót xa, lo âu, phấp phỏng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh. - Diễn tả nỗi buồn thương, xót xa, lo âu, phấp phỏng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh.

Câu 6:

Giá trị nội dung đoạn trích: Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia ly lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều. Qua đó cũng diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

  • B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Câu 1:

Tham khảo bài viết sau:

Nguyễn Huy Tưởng được biết đến chính là nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch nổi tiếng có thiên hướng về các đề tài lịch sử. Thông qua những đề tài này ông đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm kịch của ông nổi bật nhất là Vũ Như Tô. Tác phẩm đã khắc họa bi kịch người nghệ sĩ tài ba song sinh nhầm thời và nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Tác giả đã xây dựng nhân vật Vũ Như Tô là người có đam mê với cái đẹp, một kiến trúc sư giỏi, có tài “tranh tinh xảo với hóa công”. Ông đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc tuyệt mỹ có tiếng đến vua quan và bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài - nơi để vui chơi, hưởng lạc với cung nữ. Vốn là con người chín chắn, gắn bó với nhân dân dù bị ép buộc, dọa giết nhưng ông quyết không đem tài năng cống hiến cho hôn quân. Sau khi được cung nữ Đan Thiềm - con người ham mê cái đẹp của nghệ thuật thuyết phục lợi dụng tiền của và quyền lực vua chúa để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại cho dân ta “nghìn thu còn hãnh diện” nên ông mới đồng ý làm nên Cửu Trùng Đài.

Bản thân ông lại sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Xây dựng Cửu Trùng Đài ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để xây dựng được nó cần tiêu tốn biết bao của cải, mà của cải ấy không ở đâu khác chính là Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Đời sống nhân dân cực khổ, họ bị đẩy vào bước đường cùng. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiều, bởi vậy mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích hoàn thiện Cửu Trùng Đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dần Vũ Như Tô biến thành một kẻ ác, là thủ phạm gây nên cuộc sống đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Nếu như Vũ Như Tô là người có cái tâm một chút thì sẽ không gây nên thảm họa cuộc đời của ông về sau bởi đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

“Thiên căn tại ở lòng người

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Tội nhân vì thực thi mệnh lệnh của hôn quân dù cho đó là lợi dụng để điểm tô cho dân tộc, nạn nhân vì lý tưởng hóa mong muốn của bản thân và mâu thuẫn giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống. Bi kịch của Vũ Như Tô minh chứng cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đáng trân trọng và tôn thờ hơn rất nhiều lần nghệ thuật vị nghệ thuật.

Có thể khẳng định rằng kết cục thất bại thảm hại của Vũ Như Tô, sự tan vỡ của Cửu Trùng Đài là tất yếu, bởi Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ nhưng không tuyệt thiện nó là bông hoa ác cho nên nó bị hủy diệt, còn Vũ Như Tô từ đầu chí cuối ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, mà không hề đứng trên lập trường của nhân dân. Ông là một người có tài năng nghệ thuật chứ không phải là một hiền tài. Nhưng việc đưa Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài ra pháp trường có thỏa đáng không và đốt phá Cửu Trùng Đài với tư cách là trốn để ăn chơi là hoàn toàn thỏa đáng nhưng đốt Cửu Trùng Đài với tư cách là một công trình nghệ thuật vĩ đại - vinh danh tên tuổi của dân tộc mình có thỏa đáng không. Chính Vũ Như Tô cũng không trả lời câu hỏi này như thế nào. Vũ Như Tô chưa hiểu tội của mình là gì? Trong những hồi kịch đầu tiên thì Vũ Như Tô luôn luôn đặt ra câu hỏi khẳng định: “Tôi không làm gì nên tội” nhưng đến cuối hồi kịch Vũ Như Tô chuyển từ câu hỏi đấy sang câu nghi ngờ “Ta tội gì”... Đồng thời, qua bi kịch của Vũ Như Tô cũng thức tỉnh ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đó phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện, đó là ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối của vở kịch Vũ Như Tô, tác giả đã dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó. Đặc biệt là việc khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng qua nhịp điệu lời nói - hành động bằng ngôn ngữ tổng hợp (miêu tả, kể, bộc lộ...) mang tính hành động cao, đã thể hiện thành công nhân vật trung tâm Vũ Như Tô của vở kịch lịch sử cùng tên.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác