Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...

(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

B. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” để thấy tình yêu tha thiết của đôi trẻ.

Hướng dẫn trả lời:

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

- Phong cách ngôn ngữ: chính luận - Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2:

Nội dung chính: Bàn về tác hại của facebook/ Facebook và sự ảnh hưởng của nó đến các mặt đời sống xã hội.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: liệt kê - Biện pháp tu từ: liệt kê

- Tác dụng: - Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những ảnh hưởng của facebook + Nhấn mạnh những ảnh hưởng của facebook

+ Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, giàu sức diễn đạt. + Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, giàu sức diễn đạt.

  • B. PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Câu 1:

Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh; kiểm soát lượng thời gian truy cập facebook, không nên lạm dụng nó trong cuộc sống. Giới trẻ cần sử dụng facebook một cách thông minh chọn lựa thông tin không tiếp nhận các nguồn thông tin tiêu cực.

Câu 2:

Tham khảo bài viết sau:

“Tình yêu” – một đề tài từng khiến rung động không ít trái tim và trở thành nguồn cảm hứng cho vô số bài thơ của nhân loại. Mỗi nhà thơ lại tìm đến một cách biểu đạt riêng: từ tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ của Tago, tình yêu đắm say mãnh liệt trong tác phẩm của Puskin, đến tình yêu tràn đầy cảm xúc đầy sự sôi động của Xuân Diệu. “Tiễn dặn người yêu” là một trong những tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Truyện thơ là một thể loại truyện dài được kể dưới dạng thơ, kết hợp sự tự sự và trữ tình một cách hài hòa. Một trong hai chủ đề nổi bật của thể loại này là khát vọng tự do trong tình yêu và hạnh phúc của cặp đôi. “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ của dân tộc Thái gồm 1846 câu thơ là lời kể của nhân vật trong câu chuyện tình yêu và hôn nhân của họ. Cốt truyện diễn ra qua ba giai đoạn: yêu nhau tha thiết, chia lìa đau khổ và đoàn tụ hạnh phúc. Đoạn trích này đặc biệt thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha sâu nặng của chàng trai đối với người yêu, và khát vọng yêu đương vượt qua những rào cản phong kiến khắt khe, vô lý.

Đọc những câu thơ như:

“Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.”

Người đọc có thể thấy được nỗi đau chia lìa của đôi trai gái. Tuy yêu nhau nhưng họ phải rời xa nhau vì hoàn cảnh. Câu thơ cũng thể hiện trạng thái ngập ngừng, chần chừ như muốn kéo cho thời gian thêm dài, để cô gái có thể chờ được chàng trai mình yêu đến nói câu tạm biệt. Ớt, cà, lá ngón đều là cây có lá độc như muốn nói mỗi bước đi của cô gái đều chứa đầy nỗi đau đớn, xót xa. Chỉ trực chờ nếu chàng trai không đến, cô có thể dùng thứ thuốc độc ấy để rời xa nhân gian đầy khổ cực. Và cuối cùng chàng trai cũng đến, cô gái thỏa lòng “Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi”. Họ trao cho nhau những lời động viên, hứa hẹn, dù cô gái có ra sao thì chàng trai vẫn một lòng chung thủy. Thế nên “Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại/ Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi”.

“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh

Quấn quanh vai ủ lấy hương người,

Cho mai sau lửa xác đượm hơi

Một lát bên em thay lời tiễn dặn!”

Sau khi chờ cô gái chờ được chàng trai, hai người cùng ngồi bên nhau nói đôi lời tiễn dặn. Khi hai người ở bên nhau, họ chẳng cần nói gì. Ngôn ngữ dường như trở nên thừa thãi. Họ lặng lẽ ngồi kề cạnh nhau, để cho hương thơm của người con gái quấn quýt, hòa quyện vào người con trai. Dù cho sau này anh có chết đi, bị hỏa táng theo tập tục thì hương thơm của người con gái anh yêu sẽ mãi ở bên anh. Tình yêu của người con trai dành cho cô gái ấy dường như đã trở thành bất tử, đến khi không còn trên thế giới này nữa anh vẫn muốn mang theo. Ấy vậy mà họ phải xa lìa nhau vì hoàn cảnh, vì cha mẹ cô gái chê anh nghèo nàn. Sự bất công trong tập tục cổ hủ khiến cho đôi lứa lìa xa, tình yêu tan vỡ. Và như để phản kháng lại điều đó, hai người cùng thề nguyền, hẹn ước trăm năm với nhau. Tình yêu của đôi trẻ gắn liền với thiên nhiên của bản làng, kéo dài xuyên suốt theo từng năm từng tháng. Thời gian từ mùa hạ đến mùa đông chỉ một vòng tuần hoàn khép kín không bao giờ kết thúc, và tình yêu của họ cũng sẽ đi theo vòng tuần hoàn vĩnh cửu ấy. Dù không được ở bên nhau nhưng họ vẫn dành cho nhau sự thủy chung, trân trọng, đợi lúc về già lại được kề cạnh nhau.

“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,

Đợi mùa nước đỏ cá về,

Đợi chim tăng ló hót gọi hè.

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.

Tuy không còn được ở bên nhau nữa nhưng tình cảm của chàng trai dành cho cô gái vẫn luôn mặn nồng, tha thiết. Vì yêu cô, anh yêu luôn cả đứa con của cô với người chồng kia. Chàng trai thổ lộ:

“Con nhỏ hãy đưa anh ẵm

Bé xinh hãy đưa anh bồng

Cho anh bế con dòng, đựng ngượng

Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.”

Anh gọi con của cô và chồng là “con dòng”, “con rồng, con phượng”. Trong mắt anh, miễn là con của cô, anh đều coi nó như vật báu mà nâng niu, yêu thương. Lòng cao thượng này của chàng trai đã chứng minh tình yêu của anh là chân thành và hoàn toàn trong sáng, không có bất cứ điều gì có thể ngăn trở được. Tuy cô gái đã về nhà chồng nhưng anh vẫn một mực bảo vệ, chăm sóc cô:

“- “Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”.

Khi cô gái bị nhà chồng ngược đãi, đánh đập, chàng trai đã xuất hiện để đỡ đần, chăm sóc cô. Từng lời nói, hành động dịu dàng, chứa đầy tình cảm yêu thương của chàng trai khiến người đọc run lên vì thương cho tình yêu của họ. Chàng trai đã nhẹ nhàng đỡ cô dậy, phủi lại tấm áo, chải mái tóc đã rối của cô rồi chặt che đun thuốc cho cô. Sau tất cả, anh lại là người đưa đôi tay giúp đỡ, che chở cho người mình yêu. Tất cả điều này đều thể hiện tình yêu chung thủy, bao dung, vị tha đầy cao thượng.

“Tơ rối đôi ta cùng gỡ

Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.”

Chàng trai đã khẳng định sẽ luôn bên cạnh, yêu thương và giúp đỡ cô gái. Thậm chí, nếu cùng đường, hai người có thể cùng nhau đồng quy vu tận. Cái chết trong bài thơ không thể hiện nỗi buồn mà ngược lại, nó là sự hóa thân cho những kiếp sống khác, để đôi trẻ được đoàn tụ, hạnh phúc bên nhau. Họ tin rằng chỉ cần một lòng gắn bó thủy chung, tình yêu của họ sẽ đơm hoa kết trái. Sức mạnh của tình yêu sẽ giúp cho những người có lòng đến bên nhau.

Trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”, ngoài câu chuyện tình yêu trong sáng, thủy chung ra thì người đọc cũng thấy được rõ ràng các phong tục tập quán, nếp sinh hoạt hay cảnh sắc thiên nhiên của người đồng bào miền núi. Tất cả là do lối nói ví von, so sánh giàu hình ảnh, gợi nhiều liên tưởng thú vị đầy sức hấp dẫn. Đây cũng là một trong những lí do quan trọng giúp cho “Tiễn dặn người yêu” được đứng vào danh sách những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng và xuất sắc bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 chân trời, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác