Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Yếu tố không nằm trong mạch điện điều khiển là

  • A. nguồn điện. 
  • B. điều khiển.
  • C. tải tiêu thụ điện. 
  • D. tải cung cấp điện.

Câu 2. Vai trò của điều khiển trong mạch điện điều khiển là

  • A. mang tín hiệu điện chỉ dẫn hoạt động của phụ tải điện.
  • B. điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu sử dụng.
  • C. hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển.
  • D. cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện.

Câu 3. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gì?

 

  • A. Cảm biến độ ẩm. 
  • B. Cảm biến ánh sáng.
  • C. Mô đun cảm biến nhiệt độ. 
  • D. Mô đun cảm biến ánh sáng.

Câu 4. Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng như nào trong đời sống?

  • A. Bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại.
  • B. Đóng mở tự động rèm cửa.
  • C. Sử dụng trong máy tạo ẩm.
  • D. Sử dụng trong máy điều hòa không khí.

Câu 5. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?

  • A. Kĩ sư điện. 
  • B. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.
  • C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. 
  • D. Kĩ thuật viên kết cấu.

Câu 6. Đâu là công việc cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện?

  • A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện.
  • B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, ... thiết bị điện.
  • C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện.
  • D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới.

Câu 7. Yêu cầu "Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện" là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

  • A. Kĩ sư điện. 
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  • C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử. 
  • D. Thợ điện.

Câu 8. Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật?

  • A. Kiểm tra an ninh hàng không. 
  • B. Kiến trúc sư cảnh quan.
  • C. Nhà thiên văn học. 
  • D. Lắp ráp ô tô.

Câu 9. Các nhà thiết kế được đào tạo ở

  • A. các trường đại học kĩ thuật. 
  • B. các trường cao đẳng nghề.
  • C. các trung tâm dạy nghề. 
  • D. các trung tâm thẩm mĩ.

Câu 10. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là

  • A. Lập được hồ sơ khách hàng, làm căn cứ để nhân viên tiếp thị tiến hành mua bán sản phẩm.
  • B. Lập được hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm, làm căn cứ để người công nhân tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công sản phẩm.
  • C. Lập được cơ sở dữ liệu của sản phẩm, giúp nhân viên tiếp thị tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công sản phẩm.
  • D. Lập được hồ sơ nhân viên kĩ thuật, giúp người công nhân dễ tìm việc.

Câu 11. Bạn B là người thiết kế, giám sát việc xây dựng các tòa nhà, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí. Như vậy, ngành nghề của B là

  • A. kĩ sư công nghiệp chế tạo.
  • B. kĩ sư xây dựng.
  • C. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
  • D. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

Câu 12. Đâu là công việc cần làm khi tiến hành thiết kế?

  • A. Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.
  • B. Thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm.
  • C. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật chế tạo mô hình thử nghiệm.
  • D. Hoàn thiện phương án thiết kế.

Câu 13. Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước đầu cần

  • A. hình thành ý tưởng thiết kế. 
  • B. chuẩn bị dụng cụ.
  • C. tìm nguồn hang. 
  • D. lập hồ sơ khách hang.

Câu 14. Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào?

  • A. Hình thành ý tưởng thiết kế. 
  • B. Tiến hành thiết kế.
  • C. Đánh giá phương án thiết kế. 
  • D. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Bạn A định thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập. Hãy cho biết các yêu cầu cần có trong bước đầu tiên của quy trình thiết kế.

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết khái niệm và chức năng của mô đun cảm biến.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1 - D2 - B3 - B4 - B5 - D6 - B7 - A
8 - B9 - A10 - B11 - B12 - B13 - A14 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Các yêu cầu của bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế:

- Xác định được sự cần thiết của kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được cấu trúc của kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được kích thước, hình dạng, màu sắc của kệ đựng đồ dùng học tập. 

Câu 2:

Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại tín hiệu đầu vào từ môi trường.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác