Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài 4: Hình bình hành

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 4: Hình bình hành. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐỊNH NGHĨA 

HĐ1

Tứ giác ABCD ở Hình 35 có các cặp cạnh đối AB // CD, AD // BC.

Tứ giác ABCD ở Hình 35 có các cặp cạnh đối AB // CD, AD // BC.

Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.

Ví dụ 1: (SGK – tr.105)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.105)

II. TÍNH CHẤT

HĐ2

Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD; AD // BC.

a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD; AD // BC.

=> $\widehat{ABD}=\widehat{CDB}$ và $\widehat{ADB}=\widehat{CBD}$ (so le trong).

Xét ∆ABD và ∆CDB có:

$\widehat{ABD}=\widehat{CDB}$; $\widehat{ADB}=\widehat{CBD}$ ; BD chung

=> ∆ABD = ∆CDB (g.c.g)

=> AB = CD và DA = BC

b) ∆ABD = ∆CDB => $\widehat{DAB}=\widehat{BCD}$

Tương tự ta có: ∆ABC = ∆CDA (g.c.g)

=> $\widehat{ABC}=\widehat{CDA}$

c) Xét ∆OAB và ∆OCD có:

$\widehat{OAB}=\widehat{OCD}$; $\widehat{OBA}=\widehat{ODC}$;AB=CD 

=> ∆OAB = ∆OCD (g.c.g)

=> OA = OC và OB = OD.

Định lí: Trong một hình bình hành:

  • Các cạnh đối bằng nhau.
  • Các góc đối bằng nhau.
  • Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Ví dụ 2: (SGK – tr.106)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.106)

Luyện tập 1

Tính số đo mỗi góc và độ dài các cạnh còn lại của hình bình hành ABCD.

Do ABCD là hình bình hành nên:

CD = AB = 4 cm ; AD = BC = 5 cm

$\widehat{C}$ là góc đối của $\widehat{A}$ => $\widehat{C}$ = $\widehat{A}$ = $80^{\circ}$

$\widehat{D} = 180^{\circ} - \widehat{A} = 180^{\circ} - 80^{\circ} = 100^{\circ}$

$\widehat{B}$ là góc đối của $\widehat{D}$ => $\widehat{B}$ = $\widehat{D}$ = $100^{\circ}$

III. TÍNH CHẤT 

HĐ3

 Cho tứ giác ABCD có AB = CD, BC = DA (Hình 39).

a) Xét ∆ABC và ∆CDA có:

AB = CD (gt); BC = DA (gt); AC chung

=> ∆ABC = ∆CDA (c.c.c)

=> $\widehat{BAC}=\widehat{DCA}$ và $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$

Ta có: 

$\widehat{BAC};\widehat{DCA}$ ở vị trí so le trong => AB//CD

$\widehat{ACB};\widehat{CAD}$ ở vị trí so le trong => AD//BC

Tứ giác ABCD có AB // CD và AD // BC nên là hình bình hành.

b) 

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường (Hình 40).

Xét 2 tam giác ABO và CDO có: 

  • AO = CO (O là trung điểm của AC)
  • BO = DO (O là trung điểm của BD)
  • $\widehat{AOB}$= $\widehat{COD}$ (2 góc đối nhau)

=> ∆ABO = ∆CDO (c.g.c)

=> Các cặp góc tương ứng:

$\widehat{BAO}$ = $\widehat{DCO}$ hay $\widehat{BAC}$ = $\widehat{DCA}$ => AB // DC

$\widehat{OCB}$ = $\widehat{OAD}$ hay $\widehat{ACB}$ = $\widehat{CAD}$ => AD // BC

Vậy tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối song song với nhau nên là hình bình hành.

Dấu hiệu nhận biết

  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Ví dụ 3: (SGK – tr.107)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.107)

Luyện tập 2

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC

Xét ∆OAD và ∆OCB có:

$\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$ (gt); OA=OC (gt); $\widehat{AOD}=\widehat{COB}$ (đối đỉnh).

=> ∆OAD = ∆OCB (g.c.g)

=> OD = OB

Xét tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường => ABCD là hình bình hành.

Chú ý

  • Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 8 CD bài 4: Hình bình hành, kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 4: Hình bình hành, Ôn tập toán 8 cánh diều bài Hình bình hành

Bình luận

Giải bài tập những môn khác