Đề số 1: Đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi 

  • A. Phản ứng thuận đã kết thúc
  • B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
  • C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.
  • D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau

Câu 2: Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào 

  • A. Nồng độ
  • B. Nhiệt độ 
  • C. Áp suất 
  • D. Chất xúc tác

Câu 3: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng là

  • A. Phản ứng thuận đã dừng
  • B. Phản ứng nghịch đã dừng
  • C. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau
  • D. Nồng độ của các chất trong hệ không thay đổi

Câu 4: “Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì…” phát biểu không đúng là

  • A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
  • B. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi
  • C. Số mol các sản phẩm không đổi
  • D. Phản ứng không xảy ra nữa

Câu 5: Chọn khẳng định không đúng

  • A. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác
  • B. Cân bằng hóa học là cân bằng động
  • C.  Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó
  • D. Các  yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng H2 (k)  +  Br2 (hơi) ⇄⇄ 2HBr (k)

  • A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận                   
  • B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch
  • C. Cân bằng không thay đổi                                       
  • D. Phản ứng trở thành một chiều

Câu 7: Cho cân bằng hóa học sau 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0

Có các biện pháp 

(1) tăng nhiệt độ

(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng 

(3) hạ nhiệt độ 

(4) dùng thêm chất xúc tác V2O5

(5) giảm nồng độ SO3

(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng

Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

  • A. (1), (2), (4), (5)                                        
  • B. (2), (3), (5)                                              
  • C. (2), (3), (4), (6)                                        
  • D. (1), (2), (4)

Câu 8: Trong một bình kín chứa 10 lít nitrogen và 10 lít hydrogen ở nhiệt độ 00C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC Biết rằng có 60% hydrogen tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là

  • A. 10 atm                       
  • B. 8 atm                         
  • C. 9 atm                         
  • D. 8,5 atm

Câu 9: Cho phản ứng  2SO2   + O2  ⇄ 2SO3

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là

  • A. 40                                        
  • B. 30                               
  • C. 20                               
  • D. 10

Câu 10: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là

  • A. 2,500                         
  • B. 3,125                                   
  • C. 0,609                                  
  • D. 0,500

 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

A

B


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 1 Khái niệm về cân bằng hoá học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác