Đề số 2: Đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  • A. Chất lỏng                            
  • B. Chất rắn                    
  • C. Chất khí                    
  • D. Cả 3 đều đúng

Câu 2: Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch

  • A. Cả hai chiều đều là chiều thuận
  • B. Cả hai chiều đều là chiều nghịch
  • C. Chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch
  • D. Chiều từ phải sang trái là chiều thuận, chiều từ trái sang phải là chiều nghịch

Câu 3: Phản ứng một chiều là

  • A. Phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu
  • B. Phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ sản phẩm tạo thành chất tham gia sản phẩm mà chất tham gia không thể tác dụng với nhau để tạo lại sản phẩm
  • C. Phản ứng xảy ra theo nhiều chiều khác nhau từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm có thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Phát biểu không đúng khi nói về phản ứng một chiều là

  • A. Phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm
  • B. Trong phương trình hóa học, người ta dùng kí hiệu ↔ để chỉ chiều phản ứng
  • C. Sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu
  • D. Phản ứng diễn ra trong điều kiện xác định

Câu 5: Phản ứng thuận nghịch là

  • A. Phản ứng xảy ra theo hai chiều giống nhau
  • B. Phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau
  • C. Phản ứng xảy ra theo một chiều duy nhất
  • D. Phản ứng xảy ra theo hai chiều khác nhau

Câu 6: Để cân bằng 2SO2 (k) + O2 ⇄2SO3 (k); ΔH < 0 chuyển dịch theo chiều thuận, cách làm nào sau đây không đúng?

  • A. Tăng nhiệt độ của phản ứng                                                             
  • B. Giảm nồng độ của SO3
  • C. Tăng nồng độ của SO2       
  • D. Tăng áp suất chung của phản ứng

Câu 7: Cho cân bằng trong bình kín sau 

2NO2(k)  ⇄  N2O4(k)

(màu nâu đỏ)  (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

  • A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt                                                                      
  • B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
  • C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt                                                                     
  • D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt

Câu 8: Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/ lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/ lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/ (l.s). Giá trị của a là

  • A. 0,018                        
  • B. 0,016                        
  • C. 0,014                        
  • D. 0,012

Câu 9: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín có dung tích không đổi 2 lít.       

X2(k) + Y2(k) → 2 Z(k)

Lúc đầu số mol của khí X2 là 0,6 mol, sau 10 phút số mol của khí X2 còn lại 0,12 mol. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo X2 trong khoảng thời gian trên là

  • A. 4.10-4 mol/(l.s)          
  • B. 2,4 mol/(l.s)              
  • C. 4,6 mol/(l.s)              
  • D. 8.10-4 mol/(l.s)

Câu 10: Cho phản ứng H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k)

Ở nhiệt độ 4300C hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng độ của HI là

  • A. 0,151 M                              
  • B. 0,320 M                              
  • C. 0, 275 M                             
  • D. 0,225M


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

A

C


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 1 Khái niệm về cân bằng hoá học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác