Đề số 1: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 8 Sulfuric acid và muối sulfate

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  H2SO4 đặc khi tiếp xúc với đường, vải, giấy có thể làm chúng hóa đen do có tính

  • Oxi hóa mạnh.     
  • Háo nước.
  • Axit mạnh.     
  • D. Khử mạnh.

Câu 2: Phát biểu không đúng về tính chất vật lí của sulfur acid là

  • A. Là chất lỏng sánh như dầu
  • B. Không bay hơi
  • C. Có màu vàng nhạt
  • D. Có tính hút ẩm mạnh

Câu 3: Cách pha loãng sulfuric acid đặc an toàn là

  • A. Rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy
  • B. Rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy
  • C. Đổ nhanh nước vào dung dịch sulfuric acid đặc
  • D. Đổ nhanh dung dịch sulfuric acid đặc vào nước

Câu 4: Số oxi hóa của S trong H2SO4 là

  • A. +2
  • B. +4
  • C. +6
  • D. +8

Câu 5: Ứng dụng không phải của sulfuric acid là

  • A. Sản xuất thuốc nhuộm
  • B. Sản xuất phân bón
  • C. Sản xuất chất dẻo, tơ sợi
  • D. Bảo quản thực phẩm

Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau

(a) H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

(c) 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  • A. (a)    
  • B. (c)    
  • C. (b)    
  • D. (d)

Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?

  • A. Cu và Cu(OH)2.     
  • B. Fe và Fe(OH)3.
  • C. C và CO2.     
  • D. S và H2S.

Câu 8: Cho phương trình hóa học

aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O

Tỉ lệ a:b là

  • A. 1:1    
  • B. 2:3    
  • C. 1:3    
  • D. 1:2

Câu 9: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là

  • A. 1,24gam                              
  • B. 6,28gam                               
  • C. 1,96gam                              
  • D. 3,4gam.

Câu 10: Cho m(g) hỗn hợp A gồm 3 kim loại Al, Zn, Cu. Lấy 0,1 mol A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,68 lít khí ở đktc và 2,4g kim loại không tan. Mặt khác, lấy 22,05g A Cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được a mol khí SO2 (đktc).Giá trị của a là

  • A. 0,45.    
  • B. 0,35.
  • C. 0,55.    
  • D. 0,25.

 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

C

C

A

GIẢI CHI TIẾT

Câu 10:

Kim loại không phản ứng với H2SO4 loãng là Cu

t

Đặt x,y là số mol Al,Zn

⇒x+y+0,0375=0,1

Bảo toàn electron: 3nAl+2nZn=2nH2

⇒3x+2y=0,075.2=0,15

  • {x=0,025 y=0,0375

Bảo toàn electron: 2nSO2=3nAl+2nZn+2nCu

⇒nSO2=32.0,025+0,0375+0,0375=0,1125 mol

 

mA=0,025.27+0,0375.65+0,0375.64=5,5125g=14.22,05g Vậy a=0,1125.4=0,45mol 


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 8 Sulfuric acid và muối sulfate, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác