Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là 

  • A. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học
  • B. Sự nồng độ của một sản phẩm  phản ứng trong một đơn vị thời gian
  • C. Thay đổi nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
  • D. Độ biến thiên nhiệt độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian

Câu 2: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau 

  • A. Nhiệt độ            
  • B. Nồng độ, áp suất               
  • C. chất xúc tác, diện tích bề mặt
  • D. cả A, B và C

Câu 3: Cho phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) +  nhiệt  → AB2 (k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu 

  • A. Tăng áp suất    
  • B. Tăng thể tích của bình phản ứng     
  • B. Giảm áp suất                 
  • D. Giảm nồng độ của A

Câu 4: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  • A. Chất lỏng             
  • B. Chất rắn              
  • C. Chất khí.                  
  • D. Cả 3 đều đúng.

Câu 5: Cho các yếu tố sau:   a. nồng độ chất.   b. áp suất   c. xúc tác  d. nhiệt độ   e. diện tích tiếp xúc. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là

  • A. a, b, c, d.       
  • B. b, c, d, e.
  • C. a, c, e.         
  • D. a, b, c, d, e.   

Câu 6: Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là

  • A. 1, 4.                              
  • B. 2, 3.                         
  • C. 3.                           
  • D. 1, 2, 3.

Câu 7: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O(k)

Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là

  • A. 1, 3.                              
  • B. chỉ 3.                       
  • C. 1, 2.                      
  • D. 1, 2, 3.

Câu 8: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  • A. Giảm nhiệt độ                                                  
  • B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  • C. Tăng lượng chất xúc tác                                  
  • D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A. Nhiệt độ.                      
  • B. Chất xúc tác.          
  • C. Nồng độ.                   
  • D.  Áp suất.

Câu 10: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.

  (1) Dùng nồi áp suất                           (3) Chặt nhỏ thịt cá.             

  (2) Cho thêm muối vào.                      (4) Nấu cùng nước lạnh.   

Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là

  • A. 1, 2, 3.                 
  • B. 1, 3, 4.                      
  • C. 2, 3, 4.                    
  • D. 1, 2, 4.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

B

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác