Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Cánh diều bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu (đề trắc nghiệm)

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việc làm nào sau đây có thể giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc? 

  1. A. Quyết định mua các đồ dùng mà mình thích ngay khi nhìn thấy chúng 

  2. B. Rủ các bạn tụ tập, tổ chức các buổi gặp mặt cuối tuần 

  3. C. Nuôi lợn đất 

  4. D. Chi tiêu một cách phóng khoáng 

Câu 2: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?

  • A. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu 
  • B. Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình 
  • C. Có nhiều tiền hơn cho các dự định
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
  • B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm 
  • C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích 
  • D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 4: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?

  • A. Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu 
  • B. Không nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
  • C. Không nhờ người thân nhắc nhở 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 5: Việc lập kế hoạch chi tiêu có thể giúp chúng ta đạt được điều gì?  

  • A. Giúp chúng ta không thực hiện được các dự định của bản thân 
  • B. Giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi tiêu dự phòng 
  • C. Giúp chúng ta bị động trong các khoản chi tiêu phát sinh 
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng 

Câu 6: Chúng ta sẽ làm gì nếu trong kế hoạch chi tiêu của mình sinh ra các khoản chi tiêu phát sinh?  

  • A. Không để tâm đến các khoản chi tiêu phát sinh 
  • B. Thực hiện kế hoạch điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp, để có thể hoàn thành được kế hoạch chi tiêu mà vẫn giải quyết được các vấn đề phát sinh 
  • C. Trích các khoản tiền mà mình dùng cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề phát sinh 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 7: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

  • A. Mua sắm vô độ 
  • B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng 
  • C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo 
  • D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình 

Câu 8: Ngọc muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà Ngọc đang có chưa đủ. Theo em, Ngọc có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?

  • A. Ngọc có thể xin thêm mẹ tiền để mua bộ sách yêu thích
  • B. Ngọc có thể kêu gọi bạn bè cùng góp tiền mua chung bộ sách 
  • C. Để có được tiền mua bộ sách mới Ngọc có thể tiết kiệm tiền từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày, kiếm thêm một số tiền từ các kế hoạch nhỏ của bản thân 
  • D. Ngọc có thể lên kế hoạch xin người thân thêm tiền để thực hiện kế hoạch mua sách, vì mua sách là một mục tiêu tốt nên chắc chắn người thân sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ngọc

Câu 9: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

  • A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt 
  • B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
  • C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết 
  • D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân 

Câu 10: Mặc dù máy nghe nhạc của H còn sử dụng tốt nhưng đợt vừa rồi bạn của H là P được bố mua cho một chiếc máy nghe nhạc đời mới rất đẹp, H thầm nghĩ nếu mình có chiếc máy nghe nhạc đó thì sẽ rất thời thượng. H cứ một mực đòi mẹ mua cho, mẹ có nói đợt này còn phải đóng tiền học cho nên để dịp khác, nhưng H giận dỗi và cảm thấy bố mẹ không thương mình. Theo em, suy nghĩ chạy theo đồ mới của bạn H sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của bạn như thế nào?

  • A. Chạy theo các đồ mới không phải là lý do có thể khiến bạn H không thực hiện tốt được các chi tiêu cá nhân 
  • B. Việc cố gắng chạy theo các đồ mới có thể tạo cho bạn H thói quen chi tiêu vô độ, có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện  các kế hoạch chi tiêu trong tương lai 
  • C. Việc bạn H thích mua đồ mới thể hiện bạn là một người rất thời thượng không ảnh hưởng gì về việc bạn có thực hiện được các kế hoạch chi tiêu trong tương lai 
  • D. Thái độ bạn H đòi mẹ mua máy nghe nhạc mới cho mình trong khi máy nghe nhạc cũ vẫn dùng được thể hiện bạn là một người không biết lo lắng cho bố mẹ


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

A

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

B

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác