Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Cánh diều bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền vào chỗ trống từ còn thiếu trong câu sau “lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp mỗi người ……… được thu, chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân ở hiện tại và tương lai”

  • A. Linh hoạt 
  • B. Kiểm soát 
  • C. Điều chỉnh 
  • D. Tìm kiếm 

Câu 2: “Xác định các khoản cần chi” là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

  • A. Bước thứ nhất 
  • B. Bước thứ hai 
  • C. Bước thứ ba
  • D. Bước thứ tư

Câu 3: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

  • A. Chi phát sinh
  • B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt  
  • C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh 
  • D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt 

Câu 4: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

  • A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu 
  • B. Có nhưng không đáng kể 
  • C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định 
  • D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước 

Câu 5: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

  • A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra 
  • B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí 
  • C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
  • D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 6: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

  • A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập  
  • B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm 
  • C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch 
  • D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn 

Câu 7: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lý chưa?

  • A. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lý
  • B. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ  
  • C. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 8: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lý được các việc phát sinh?

  • A. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh 
  • B. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh 
  • C. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
  • D. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

Câu 9: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

  • A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
  • B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần 
  • C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho 
  • D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học 

Câu 10: Mặc dù máy nghe nhạc của H còn sử dụng tốt nhưng đợt vừa rồi bạn của H là P được bố mua cho một chiếc máy nghe nhạc đời mới rất đẹp, H thầm nghĩ nếu mình có chiếc máy nghe nhạc đó thì sẽ rất thời thượng. H cứ một mực đòi mẹ mua cho, mẹ có nói đợt này còn phải đóng tiền học cho nên để dịp khác, nhưng H giận dỗi và cảm thấy bố mẹ không thương mình. Theo em, suy nghĩ chạy theo đồ mới của bạn H sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của bạn như thế nào?

  • A. Chạy theo các đồ mới không phải là lý do có thể khiến bạn H không thực hiện tốt được các chi tiêu cá nhân 
  • B. Việc cố gắng chạy theo các đồ mới có thể tạo cho bạn H thói quen chi tiêu vô độ, có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu trong tương lai 
  • C. Việc bạn H thích mua đồ mới thể hiện bạn là một người rất thời thượng không ảnh hưởng gì về việc bạn có thực hiện được các kế hoạch chi tiêu trong tương lai 
  • D. Thái độ bạn H đòi mẹ mua máy nghe nhạc mới cho mình trong khi máy nghe nhạc cũ vẫn dùng được thể hiện bạn là một người không biết lo lắng cho bố mẹ


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

A

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

B

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác