Đề số 2: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

  • A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi
  • B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi
  • C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi
  • D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi

Câu 2: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

  • A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch
  • B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch
  • C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch
  • D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch

Câu 3: Dung dich HCl 25% (D = 1,198 g/ml). Tính CM

  • A. 8 M
  • B. 8,2 M
  • C. 7,9 M
  • D. 6,5 M

Câu 4: Dung dich NaOH 4M (D = 1,43 g/ml). Tính C%

  • A. 11%
  • B. 12,2%
  • C. 11,19%
  • D. 11,179%

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu và phân tích các biện pháp làm hòa tan chất rắn nhnh trong dung môi

Câu 2: Hãy tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M


GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

B

C

Tự luận: 

Câu 1:

- Khuấy dung dịch: khuấy dung dịch tạo ra các tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

- Đun nóng dung dịch: Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

- Nghiền nhỏ chất rắn: Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.

Câu 2:

- Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có:

nNaCl  = CM.V = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)

->  mNaCl = 2,25 . (23 + 35,5) = 131,625 gam


Bình luận

Giải bài tập những môn khác