Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa của thành tố trong cụm từ “binh thư yếu lược” không đúng?

  • A. Binh: quân đội, quân lính
  • B. Thư: sách
  • C. Yếu: kém cỏi
  • D. Lược: mưu kế

Câu 2: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “lão” có thể là gì?

  • A. Non
  • B. Láo
  • C. Cụ
  • D. Già

Câu 3: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A. Vắt cổ chày ra nước
  • B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
  • D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 4: “Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây.

  • A. Muốn cho người ta
  • B. Tin theo thì phải
  • C. Danh chính ngôn thuận
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây và cho biết ý nghĩa.

  • A. Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh
  • B. Chiêu binh mãi mã: tuyển dụng quân lính, cải thiện chiến mã
  • C. Mãi mã cầm quân: đánh nhau trên lưng ngựa
  • D. Mãi mã cầm quân: khi đánh nhau phải giết được kị binh trước

Câu 6: Xác định nghĩa của thành ngữ “Đánh trống bỏ dùi”

  • A. Xử lí một cách linh hoạt theo từng tình huống
  • B. Làm việc có trách nhiệm rõ ràng
  • C. Chỉ những con người nói một đằng, làm một nẻo
  • D. Vì thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, xướng ra và hăng hái huy động mọi người làm, nhưng đến giữa chừng thì chính mình lại bỏ dở

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao những phận làm con.

Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên. 

b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

Câu 2 (2 điểm): Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

 

b. dĩ hoà vi quý


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

C

C

A

D

2. Tự luận

Câu 1:

a) – Phu nhân: vợ (xét theo truyện thì “phu nhân” ở đây chỉ mẹ của Hoài Văn)

- Đế vương: vua

- Thiên hạ: nước (nhà)

- Nội thị: người hầu

b) Việc sử dụng các từ ngữ in đậm đó mang lại sắc thái cổ xưa, trang trọng cho lời văn.

Câu 2:

a) Vô tiền khoáng hậu nghĩa là trước sau không có. Ví dụ: 91 bàn thắng một năm của Messi là một thành tích vô tiền khoáng hậu.

b) Dĩ hoà vi quý nghĩa là: coi sự hoà thuận, êm thấm là quý. Ví dụ: Người trong một nhà cần phải dĩ hoà vi quý.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác