Đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi

Đề thi, đề kiểm tra công nghệ 8 Cánh diều bài 7 Nhân giống vật nuôi. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

 ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân giống là gì?

  • A. Tạo ra vật nuôi với những tính trạng ưu tú bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
  • B. Là cho giao phối giữa hai con bất kì trong đàn 
  • C. Là cho giao phối con được với con cái với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất và chất lượng tốt.
  • D. Đáp án khác

Câu 2: Nhân giống vật nuôi gồm 2 phương pháp:

  • A. Nhân giống thuần chủng
  • B. Lai giống
  • C. A đúng B sai
  • D. A và B đều đúng

Câu 3: Ý nào sau đây không phải mục đích của nhân giống thuần chủng?

  • A. Nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
  • B. Tăng số lượng cá thể của giống
  • C. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
  • D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 4: Giao phối thuần chủng cần tránh điều gì?

  • A. Duy trì đặc điểm tốt của giống
  • B. Giao phối cận huyết
  • C. Tránh nhân giống quá nhiều
  • D. Đáp án khác

Câu 5: Phép lai trong hình dưới là:

c

  • A. Lai cải tiến
  • B. Lai thuần chủng
  • C. Phép lai kinh tế đơn giản
  • D. Phép lai kinh tế phức tạp

Câu 6: “Lai giữa lợn đực ngoại Yorkshire với lợn cái Móng Cái để tạo ra con lai F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.” là ví dụ về phương pháp lai nào?

  • A. Lai cải tiến
  • B. Lai thuần chủng
  • C. Lai kinh tế phức tạp
  • D. Lai kinh tế đơn giản

Câu 7: Lai cải tiến là gì?

  • A. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến
  • B. Là phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.
  • C. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  • D. Đáp án khác

Câu 8: “Vịt Mulard là con lai được lai giữa ngan nhà và vịt nhà, tuy không có khả năng sinh sản nhưng có ưu thế lai siêu trội so với bố, mẹ như lớn nhanh, thịt thơm ngon hơn thịt vịt, tỉ lệ mỡ thấp” giống vật nuôi được nói trên là kết quả của phương pháp lai nào?

  • A. Lai cải tiến
  • B. Lai kinh tế
  • C. Lai thuần chủng
  • D. Lai xa

Câu 9: Chọn phát biểu đúng

  • A. Lai cải tạo thường được dùng để cải tạo giống địa phương có năng suất thấp nhưng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái ở địa phương.
  • B. Trong lai cải tiến, người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đang cải tiến) đi lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến)
  • C. Giống được tạo ra từ phương pháp lai xa thường không có khả năng sinh sản.
  • D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Câu 10: Có mấy kĩ thuật cấy truyền phôi, đó là những kĩ thuật nào?

  • A. Có ba kĩ thuật cấy truyền phôi đó là kỹ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi, kĩ thuật phân tách trứng.
  • B. Có hai kĩ thuật cấy truyền phôi đó là kỹ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách trứng
  • C. Có hai kĩ thuật cấy truyền phôi đó là kỹ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi.
  • D. Đáp án khác

 ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy phương pháp nhân giống vật nuôi?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 2: Nhân giống thuần chủng là gì?

  • A. Là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất
  • B. Là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái khác giống cho giao phối với nhau để tạo ra con lai mang đặc điểm di truyền mới của bố mẹ.
  • C. Là phương pháp thụ tinh nhân tạo từ trứng và tinh trùng của vật nuôi cùng một giống
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Trong các ý sau, hãy chỉ ra mục đích của lai giống?

  • A. Tăng số lượng cá thể của giống
  • B. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
  • C. Nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
  • D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 4: Có mấy phương pháp lai giống?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 5: Phép lai trong hình dưới là:

c

  • A. Lai cải tạo
  • B. Lai thuần chủng
  • C. Phép lai kinh tế đơn giản
  • D. Phép lai kinh tế phức tạp

Câu 6: “Lai giữa gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng để tạo ra con lai F1, sau đó con mái F1 được cho lai với con trống Mía để tạo ra con lai F2 (Mía x Hổ x Phượng) là giống gà thịt lông màu thả vườn”. đây là ví dụ về phương pháp lai nào?

  • A. Lai kinh tế phức tạp
  • B. Lai kinh tế đơn giản
  • C. Lai cải tiến
  • D. Lai thuần chủng

Câu 7: Lai cải tiến có mấy đặc điểm?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 2

Câu 8: Lai xa là gì?

  • A. Là phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.
  • B. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  • C. Là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
  • D. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến

Câu 9: Có bao nhiêu công nghệ sinh học được áp dụng trong nhân giống vật nuôi.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 10: Cho các ý sau:

  1. Thu tế bào soma từ mô tai lợn cần được nhân bản.

  2. Thu và nuôi thành thục tế bào trứng từ buồng trứng lợn lò mổ

  3. Loại nhân tế bào trứng lợn sau nuôi thành thục in vitro

  4. Dung hợp tế bào cho với tế bào trứng đã loại nhân

  5. Nhân bản phôi

  6. Cấy phôi nhân bản và lợn nhận.

Sắp xếp các ý trên theo thứ tự các việc làm theo quy trình nhân bản lợn Ỉ

  • A. 6; 3; 4; 1; 2; 5
  • B. 3; 4; 6; 2; 5 ;1
  • C. 1; 3; 5; 6; 3; 2
  • D. 1; 2; 3; 4; 5; 6

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm): Nêu khái niệm nhân giống thuần chủng.

Câu 2 (4 điểm): Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm): Nêu khái niệm lai cải tiến.

Câu 2 (4 điểm): Trình bày đặc điểm của lai cải tạo.

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lai giống là gì?

  • A. Là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất 
  • B. Là phương pháp thụ tinh nhân tạo từ trứng và tinh trùng của vật nuôi cùng một giống
  • C. Là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái khác giống cho giao phối với nhau để tạo ra con lai mang đặc điểm di truyền mới của bố mẹ.
  • D. Đáp án khác

Câu 2: “Giống lợn Pietrain của Bỉ có khả năng sinh trưởng tốt, tỉ lệ nạc cao, tuy nhiên con vật thường hay bị stress, chất lượng thịt kém. Để khắc phục tình trạng này, người ta thực hiện lai cải tiến lợn Pietrain với lợn Yorkshire sau đó liên tiếp qua 16 thế hệ lai trở lại với lợn Pietrain cuối cùng tạo được con lai không mẫn cảm với stress và cải tiến được chất lượng thịt”. đây là ví dụ của phương pháp lai nào?

  • A. Lai kinh thế
  • B. Lai cải tạo
  • C. Lai cải tiến
  • D. Lai xa

Câu 3: Các công nghệ sinh học được ứng dụng trong nhân giống vật nuôi bao gồm?

  • A. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính.
  • B. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nuôi cấy gen
  • C. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nhân bản gen
  • D. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, cấy truyền ADN.

Câu 4: Chọn phát biểu sai

  • A. Nhân bản vô tính được ứng dụng trong công tác bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.
  • B. Cấy truyền phôi có ý nghĩa trong công tác bảo tồn vật nuôi quý hiếm
  • C. Thụ tinh trong ống nghiệm có tác dụng tạo ra nhiều phôi, phổ biến nhanh những đặc điểm di truyền tốt của vật nuôi
  • D. Nhược điểm của thụ tinh nhân tạo là khó phòng tránh được các bệnh về đường sinh dục và các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm cấy truyền phôi.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của phương pháp lai cải tiến.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lai kinh tế là gì?

  • A. Là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
  • B. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  • C. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến
  • D. Là phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

Câu 2: Những đặc điểm nào sau đây là ưu điểm của thụ tinh nhân tạo?

  • A. Phổ biến những đặc điểm tốt của con được giống cho đàn con
  • B. giảm số lượng là thời gian sử dụng đực giống
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 3: Thụ tinh nhân tạo là gì?

  • A. Là quá trình trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong môi trường ống nghiệm.
  • B. Là công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy tinh dịch từ con đực để pha loãng và bơm vào đường sinh dục của con cái.
  • C. Là quá trình đưa phôi từ các thể cái này vào cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển bình thường trong cơ thể nhận phôi
  • D. Là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi

Câu 4: Điểm giống nhau giữa hai phương pháp cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật gâu rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi là?

  • A. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái, tăng nhanh số lượng đàn vật nuôi.
  • B. Phổ biến những đặc tính tốt của con đực giống cho đàn con
  • C. Trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm.
  • D. Tạo ra những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm nhân bản vô tính.

Câu 2: Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 CD bài 7 Nhân giống vật nuôi, đề kiểm tra 15 phút công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, đề thi công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác