Đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là gì?

  • A. Gây tụ huyết ở trong tim, khó nhận biết.
  • B. Gây tụ huyết, xuất huyết ở những vùng nhất định trên cơ thể.
  • C. Gây xuất huyết ở mọi bộ phận trên cơ thể.
  • D. Gây tụ huyết, xuất huyết ở toàn bộ cơ thể.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về kĩ thuật nuôi dưỡng lợn nái?

  • A. Khi lợn nái đẻ cần phải cho ăn liên tục, đặc biệt là các loại thức ăn giàu protein để tránh thiếu sữa.
  • B. Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu.
  • C. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.
  • D. Một số lợn nái có thể đẻ trên 20 con mỗi lứa. Nhưng tổng số vú của một con nái chỉ từ 12 đến 16 vú, vì vậy có 4 đến 8 con sẽ được gửi cho những nái khác nuôi hộ.

Câu 3: Công nghệ biogas có hạn chế là

  • A. cần phải được chính quyền cấp phép, cần có kiến thức chuyên môn cao.
  • B. cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao.
  • C. chỉ áp dụng được với chất thải của gia súc.
  • D. chỉ áp dụng được với chất thải của gia cầm.

Câu 4: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?

  • A. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.
  • B. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
  • C. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.
  • D. Mào hết nước, thâm tím.

Câu 5: Sản phẩm được bảo quản bằng phương pháp HPP có ưu điểm gì?

  • A. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 1 năm.
  • B. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 120 ngày.
  • C. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 1 năm.
  • D. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 120 ngày.

Câu 6: Trong mô hình sau:

 Hinh 2

Số (4) là

  • A. Hầm biogas.
  • B. Bể chứa bùn.
  • C. Biogas.
  • D. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học.

Câu 7: Hằng ngày, vật nuôi thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn, tương đương bao nhiêu % khối lượng cơ thể?

  • A. 1 – 2%.
  • B. 5 – 8%.
  • C. 15 – 19%.
  • D. 23 – 27%.

Câu 8: Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,... tạo ra:

  • A. nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
  • B. nguồn carbohydrate thô, góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái.
  • C. nguồn dưỡng chất dồi dào cho hệ thống vi sinh vật ở gần nơi xử lí chất thải.
  • D. nguồn lipid chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 9: Công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine là

  • A. công nghệ vaccine tái tổ hợp.
  • B. kĩ thuật triệt phá virus trao đổi gene.
  • C. kĩ thuật tấn công trực diện virus.
  • D. công nghệ sử dụng virus angle.

Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây có thời gian bảo quản tối đa 48 giờ?

  • A. Thịt mát.
  • B. Trứng gà tươi.
  • C. Sữa tươi nguyên liệu.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 11: Thời gian ủ của phương pháp ủ nóng là

  • A. 15 – 20 ngày.
  • B. 60 – 65 ngày.
  • C. 100 – 120 ngày.
  • D. 170 ngày.

Câu 12: Đối với lợn thịt có khối lượng 10 – 35 kg thì mật độ nuôi là bao nhiêu?

  • A. 0.4 – 0.5 m2/con.
  • B. 0.7 – 0.8 m2/con.
  • C. 1.4 – 1.5 m2/con.
  • D. 1.7 – 1.8 m2/con.

Câu 13: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?

  • A. Nước tiểu.
  • B. Nước tắm.
  • C. Nước ao.
  • D. Nước rửa chuồng.

Câu 14: Các quy định về lựa chọn địa điểm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có tác dụng

  • A. giúp các trang trại có thể thoái mải làm tất cả những gì mình muốn mà không phải quan tâm tới ai.
  • B. giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các quan chức địa phương.
  • C. giúp các trang trại dễ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo về an toàn sinh học và tôn trọng cộng đồng.
  • D. giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các trường học địa phương.

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp sử dụng đệm lót sinh học?

  • A. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học.
  • B. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi.
  • C. Biện pháp tuy gia tăng công lao động và lượng nước thải nhưng có lợi thế là không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi.
  • D. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 16: Diện tích mỗi ô của chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp là

  • A. 5 m2/con.
  • B. 2 m2/con.
  • C. 0,7 m2/con.
  • D. 0,25 m2/con.

Câu 17: Khu vực vắt sữa ở chuồng nuôi bò sữa công nghệ cao ____________

  • A. tách riêng với khu vực nuôi bò và khép kín hoàn toàn.
  • B. trong cùng khu vực nuôi bò và khép kín hoàn toàn.
  • C. trong cùng khu vực nuôi bò và bán khép kín.
  • D. tách riêng với khu vực nuôi bò và bán khép kín.

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
  • B. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
  • C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
  • D. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.

Câu 19: Đâu là yêu cầu về nền chuồng trong xây dựng chuồng nuôi?

  • A. Nền cao hơn mặt đất 10 – 20cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 1 – 2% đối với chuồng sàn và có rãnh thoát nước đối với chuồng nền.
  • B. Nền cao hơn mặt đất 30 – 50cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 1 – 2% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.
  • C. Nền cao hơn mặt đất 60 – 120cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 2 – 5% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.
  • D.  Nền cao hơn mặt đất 30 – 50cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 2 – 5% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.

Câu 20: Độ ẩm kho 70 – 80% là yêu cầu bảo quản của loại sản phẩm nào?

  • A. Thịt đông lạnh.
  • B. Trứng gà tươi.
  • C. Trứng gà đã qua chế biến.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 21: Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là do:

  • A. hệ thống pháp luật về chăn nuôi ở các nước vẫn còn rất yếu kém.
  • B. sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi về nguy cơ biến đổi khí hậu do chăn nuôi.
  • C. nguồn chất thải trong chăn nuôi không được quản lí và xử lí đúng kĩ thuật.
  • D. sự hiểu biết của người chăn nuôi về nguy cơ biến đổi khí hậu do chăn nuôi.

Câu 22: Câu nào sau đâyđúng về hệ thống thu trứng tự động trong chuồng nuôi gà đẻ công nghệ cao?

(1) Hệ thống thu trứng tự động thường được áp dụng trong các trang trại gà đẻ nuôi chăn thả ngoài trời.

(2) Trứng từ các khu vực chuồng nuôi sẽ được thu gom tự động và theo hệ thống băng tải chuyển về khu xử lí để xếp khay.

(3) Quy trình khép kín bao gồm xử lí trứng qua máy soi, cân và phân loại trứng theo trọng lượng. Khi soi qua thiết bị hiện đại, trứng được tiệt trùng bằng tia UV, loại bỏ trứng có tia máu, nứt vỡ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

(4) Hệ thống có chức năng rửa và vệ sinh tự động, thiết bị máy móc luôn sạch sẽ, đảm bảo trứng chất lượng cao – sạch - an toàn đến tay người tiêu dùng.

  • A.   (1), (3), (4).
  • B.   (1), (2), (4).
  • C.   (2), (3), (4).
  • D.   (1), (2), (3).

Câu 23: Lập hồ sơ để ghi chép, theo dõi, lưu trữ thông tin trong suốt quá trình chăn nuôi, từ khâu nhập giống đến xuất bán sản phẩm không nhằm phục vụ cho hoạt động

  • A. kiểm tra nội bộ.
  • B. đánh giá ngoài.
  • C. truy xuất nguồn gốc.
  • D. ngăn chặn khiếu nại.

Câu 24: Hình sau mô tả điều gì?

 Hinh 3

  • A. Robot kiểm soát tiểu khí hậu.
  • B. Robot vắt sữa tự động.
  • C. Robot đẩy thức ăn trong chuồng.
  • D. Robot vệ sinh chuồng trại.

Câu 25: Công nghệ khử nước được ứng dụng cho bảo quản

  • A. sản phẩm sữa.
  • B. các loại thịt gà.
  • C. các loại thịt lợn.
  • D. sản phẩm lòng trứng.

Câu 26: Trong các yêu cầu sau:

1.    Phải có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi.

2.    Có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

3.    Có nguồn cung tài chính từ các công ty lớn cùng ngành.

4.    Có bác sĩ thú y theo dõi sức khoẻ vật nuôi.

Yêu cầunào không đúng về quản lí dịch bệnh đối với một trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP?

  • A.   (1).
  • B.   (2).
  • C.   (3).
  • D.   (4).

Câu 27: Câu nào sau đây không đúng về chuồng nuôi lợn áp dụng công nghệ cao?

  • A. Chuồng nuôi được lợp mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt.
  • B. Một đầu dãy chuồng có hệ thống giàn lạnh gồm các tấm làm mát, nước chảy trong hệ thống này giúp không khí được làm mát trước khi đi vào chuồng.
  • C. Đầu kia của dãy chuồng được bố trí hệ thống quạt gió công nghiệp để thổi khí nóng, O2 trong chuồng ra ngoài.
  • D. Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động giúp duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định ở mức 20-27°C.

Câu 28: Câu nào sau đây không đúng về việc nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ?

  • A. Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa.
  • B. Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bê với thức ăn tập ăn và cỏ xanh.
  • C. Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 4 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô/ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa thay thế có thể giúp cai sữa sớm bê ở khoảng 1 – 2 tháng tuổi.
  • D. Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có đủ vitamin D giúp chắc xương. Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1:  Hãy kể tên 2 sản phẩm chăn nuôi phổ biến và nêu cách bảo quản, chế biến các sản phẩm đó.

Câu 2: Vì sao sử dụng công nghệ lên men có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1.             B2.             A3.             B4.             D5.             B6.             A7.             B
8.             A9.             A10.          C11.          B12.          A13.          C14.          C
15.          C16.          C17.          A18.          D19.          B20.          B21.          C
22.          C23.          D24.          C25.          A26.          C27.          C28.          C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Phô mai

Bảo quản: HPP (áp suất cao, nhiệt lạnh)

Chế biến: Công nghệ lên men lactic.

Xúc xích

Bảo quản: HPP (áp suất cao, nhiệt lạnh)

Chế biến: Công nghệ chế biến công nghiệp

Câu 2:

- Chất thải chăn nuôi thường gây ra mùi hôi khó chịu và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình lên men, các vi khuẩn phân hủy chất thải chăn nuôi sẽ giảm thiểu mùi hôi khó chịu này. - Chất thải chăn nuôi thường gây ra mùi hôi khó chịu và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình lên men, các vi khuẩn phân hủy chất thải chăn nuôi sẽ giảm thiểu mùi hôi khó chịu này.

- Sau khi qua quá trình lên men, chất thải chăn nuôi đã được phân hủy thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Phân bón này có thể được tái sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, giúp giảm tác động của chăn nuôi đến môi trường. - Sau khi qua quá trình lên men, chất thải chăn nuôi đã được phân hủy thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Phân bón này có thể được tái sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, giúp giảm tác động của chăn nuôi đến môi trường.

- Chất thải chăn nuôi có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Khi sử dụng công nghệ lên men, các vi khuẩn phân hủy sẽ giảm thiểu sự lây lan của các bệnh tật này, giúp bảo vệ sức khỏe cho người và động vật. - Chất thải chăn nuôi có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Khi sử dụng công nghệ lên men, các vi khuẩn phân hủy sẽ giảm thiểu sự lây lan của các bệnh tật này, giúp bảo vệ sức khỏe cho người và động vật.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác