Đề kiểm tra Địa lí 8 CTST bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Địa hình nước ta chủ yếu là:

  • A. Đồi núi cao
  • B. Đồi núi thấp 
  • C. Cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 2: Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?

  • A. Đai nhiệt đới gió mùa
  • B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • C. Đai ôn đới gió mùa trên núi
  • D. Đai Trường Sơn Nam

Câu 3: Vì sao tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ nước ta?

  • A. Vì tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000 m chiếm 85% diện tích
  • B. Vì tính chất này chỉ có thể tồn tại được ở các nước Đông Nam Á.
  • C. Vì người Việt Nam phần lớn có nhu cầu thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá:

  • A. Rõ nét
  • B. Không rõ ràng
  • C. Nhẹ nhàng
  • D. Hỗn tạp

Câu 5: Đặc điểm của địa hình vùng núi Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa khí hậu vùng này?

  • A. Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao
  • B. Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện
  • C. Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp
  • D. Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế

Câu 6: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?

  • A. Đất sét
  • B. Đất cát
  • C. Đất phù sa
  • D. Đất feralit

Câu 7: Vịnh Vân Phong nằm ở đâu?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Đà Nẵng
  • C. Khánh Hoà
  • D. Cà Mau

Câu 8: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?

  • A. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.
  • B. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  • C. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  • D. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi.

Câu 9: Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  • A. Ở sườn đón gió, gió mạnh nên chỉ những sinh vật to lớn mới có thể phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió, gió nhẹ nên sinh vật phong phú.
  • B. Ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
  • C. Ở sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
  • D. Ở sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Câu 10: Địa hình Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi?

  • A. Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới
  • B. Bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại…
  • C. Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...
  • D. Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày những thuận lợi của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta

Câu 2 (4 điểm). Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình nước ta

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

  • A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản
  • B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
  • C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam; trong khi ở khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. Qua đó, ta có thể thấy:

  • A. Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi
  • B. Địa hình đồng bằng quyết định hướng chảy của sông ngòi
  • C. Hệ thống sông ngòi ở nước ta rất đặc biệt vì bị khí hậu bị chi phối 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:

  • A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.
  • B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.
  • C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?

  • A. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.
  • B. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  • C. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  • D. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi.

Câu 5: Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  • A. Ở sườn đón gió, gió mạnh nên chỉ những sinh vật to lớn mới có thể phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió, gió nhẹ nên sinh vật phong phú.
  • B. Ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
  • C. Ở sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
  • D. Ở sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Câu 6: Vì sao tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ nước ta?

  • A. Vì tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000 m chiếm 85% diện tích
  • B. Vì tính chất này chỉ có thể tồn tại được ở các nước Đông Nam Á.
  • C. Vì người Việt Nam phần lớn có nhu cầu thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Sinh vật tiêu biểu của đai nhiệt đới gió mùa là gì?

  • A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh 
  • B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
  • C. Hệ sinh thái rừng xích đạo
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?

  • A. Đất sét
  • B. Đất cát
  • C. Đất phù sa
  • D. Đất feralit

Câu 9: Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá:

  • A. Rõ nét
  • B. Không rõ ràng
  • C. Nhẹ nhàng
  • D. Hỗn tạp

Câu 10: Đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nổi bật là gì?

  • A. Mùa xuân nóng
  • B. Ít mưa, khô hạn
  • C. Mùa hạ nóng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tên các cao nguyên, sơn nguyên, đồi, bán hình nguyên,... nước ta

Câu 2 (4 điểm). So sánh hướng dòng chảy của sông ngòi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

  • A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản
  • B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
  • C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?

  • A. Dưới 600 – 700 m
  • B. Dưới 900 – 1 000 m
  • C. Trên 900 – 1 000 m
  • D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)

Câu 3. Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:

  • A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.
  • B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.
  • C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4. Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam; trong khi ở khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. Qua đó, ta có thể thấy:

  • A. Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi
  • B. Địa hình đồng bằng quyết định hướng chảy của sông ngòi
  • C. Hệ thống sông ngòi ở nước ta rất đặc biệt vì bị khí hậu bị chi phối 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 2 (2 điểm): Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế

ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Địa hình nước ta chủ yếu là:

  • A. Đồi núi cao
  • B. Đồi núi thấp 
  • C. Cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 2. Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?

  • A. Dưới 600 – 700 m
  • B. Dưới 900 – 1 000 m
  • C. Trên 900 – 1 000 m
  • D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)

Câu 3. Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Với địa hình bằng phẳng, đất phì nhiêu, đất đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thuỷ sản chủ yếu ở nước ta; thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế.
  • B. Ở đồng bằng thường chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, hạn hán, ngập lụt... tác động đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
  • C. Mặc dù đồng bằng thuận lợi cho cư trú nhưng tiềm năng về phát triển kinh tế thì thua xa vùng núi.
  • D. Cả A và B.

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Nhiều bãi cát dài ở ven biển miền Trung thuận lợi cho phát triển du lịch biển (bãi biển Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang,...)
  • B. Toàn bộ đường bờ biển của nước ta thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản.
  • C. Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định),...
  • D. Một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở,... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2 (2 điểm): Trình bảy ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình khu vực Đông Bắc đối với khai thác kinh tế ở nước ta.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra địa lí 8 CTST bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế, đề kiểm tra 15 phút địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác