Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 20 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 2: Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị nhất phần lớn được sáng tác bằng:

  • A. Chữ Hán
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ Quốc ngữ
  • D. Chữ Việt cổ

Câu 3: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
  • B. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
  • C. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
  • D. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát

Câu 4: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  • B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  • C. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  • D. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 5: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Chính sách khẩn hoang, ưu tiên đất cho việc trồng lúa mì được triều Nguyễn đặc biệt chú trọng. 
  • B. Nhiều biện pháp khuyến khích của nhà nước, đặc biệt việc cho phép đất khai hoang thành đất tư đã đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
  • C. Triều Nguyễn còn thực thi chính sách doanh điền, nhà nước trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu. 
  • D. Ở vùng Nam Bộ, binh lính triều đình còn kết hợp với dân khẩn hoang, lập nên hàng trăm đồn điền.

Câu 7: Ở thời vua Minh Mạng, vùng đất Quảng Yên hiện nay là một phẩn tỉnh/thành nào sau đây?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Hải Phòng
  • C. Điện Biên
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  • A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  • B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  • C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào sau đây nói đúng về sự thành lập triều Nguyễn?

  • A. Năm 1802, được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)
  • B. Kể từ khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã dựng cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, đánh đâu thắng đó. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • C. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
  • B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
  • C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ 2

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  • B. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. 
  • C. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc. 
  • D. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

Câu 2: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Nguyễn Du
  • C. Hồ Xuân Hương
  • D. Cao Bá Quát

Câu 3: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
  • B. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
  • C. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
  • D. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát

Câu 4: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 5: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  • B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  • C. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  • D. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Chính sách khẩn hoang, ưu tiên đất cho việc trồng lúa mì được triều Nguyễn đặc biệt chú trọng. 
  • B. Nhiều biện pháp khuyến khích của nhà nước, đặc biệt việc cho phép đất khai hoang thành đất tư đã đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
  • C. Triều Nguyễn còn thực thi chính sách doanh điền, nhà nước trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu. 
  • D. Ở vùng Nam Bộ, binh lính triều đình còn kết hợp với dân khẩn hoang, lập nên hàng trăm đồn điền.

Câu 7: Đâu không phải một công trình khoa học tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • B. Nhất thống địa dư chí
  • C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 8: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  • A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  • B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  • C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về nhã nhạc cung đình?

  • A. Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
  • B. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý – Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn. 
  • C. Người sáng tạo và biểu diễn hầu hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ giỏi từ dân gian, được sung vào cung để phục vụ triều đình. 
  • D. UNESCO đã ghi danh Nhã nhạc là Di sản văn hoá vật thể đại diện của nhân loại (2008).

Câu 10: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
  • B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
  • C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì? 

Câu 2 (4 điểm). Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc?

“Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triểu đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, 

Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam. 

Câu 2 (4 điểm). Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

“Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 2: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 3: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  • A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  • B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  • C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
  • B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
  • C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  • B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  • C. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  • D. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 2: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Nguyễn Du
  • C. Hồ Xuân Hương
  • D. Cao Bá Quát

Câu 3: Nửa đầu thế kỉ XIX, về nông nghiệp, nhà Nguyễn đã:

  • A. Chủ trương nhập các loại máy móc, phân đạm hiện đại từ các thương nhân nước ngoài để gia tăng năng suất.
  • B. Không chú trọng hỗ trợ ruộng đất cho dân chúng, khiến cho dân nghèo không có cơm ăn, sinh ra căm phẫn.
  • C. Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...
  • D. Cả A và C.

Câu 4: Câu nào sau đây nói đúng về sự thành lập triều Nguyễn?

  • A. Năm 1802, được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)
  • B. Kể từ khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã dựng cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, đánh đâu thắng đó. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • C. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1874. 

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Tri Phương.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884), đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 chân trời sáng tạo, đề thi lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 20

Bình luận

Giải bài tập những môn khác