Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

  • A. V      
  • B. A      
  • C. U      
  • D. I

Câu 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:

  • A. cường độ dòng điện
  • B. hiệu điện thế
  • C. công suất điện
  • D. điện trở

Câu 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  • B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  • C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
  • D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

  • A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
  • B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
  • C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
  • D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Câu 5: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:

  • A. Kích thước của vôn kế
  • B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
  • C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
  • D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.  

Câu 6: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

  • A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
  • B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
  • C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
  • D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 7: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

  • A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
  • B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
  • C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
  • D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Câu 8: Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo

  • A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
  • B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
  • C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
  • D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 9: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

  • A. 32 A      
  • B. 0,32 A      
  • C. 1,6 A      
  • D. 3,2 A

Câu 10: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?

  • A. 314 mV       
  • B. 5,8 V
  • C. 1,52 V       
  • D. 3,16 V

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDABAA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBDDB

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác