Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu  1: Tìm phát biểu sai.

  • A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
  • B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
  • C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Câu 2: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

  • A. Đun nóng nước bằng bếp.
  • B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
  • C. Nén khí trong xilanh.
  • D. Cọ xát hai vật vào nhau.

Câu 3: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:

  • A. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  • B. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.
  • C. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  • D. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

Câu 4: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.

  • A. Chỉ có động năng.
  • B. Chỉ có thế năng.
  • C. Có cả động năng và thế năng.
  • D. Không có cơ năng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh.Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDACC

Tự luận:

Câu 1:

- Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt: Q = m.c.∆t

- Trong đó:

●      c là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K);

●      m là khối lượng của vật.

●      ∆t = t2 – t1 là độ biến thiên nhiệt độ; t1 là nhiệt độ ban đầu; t2 là nhiệt độ sau.

→ Q không phụ thuộc vào thời gian truyền nhiệt

Câu 2:

Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh thì có sự truyền nhiệt giữa các vật làm cho nhiệt độ của miếng đồng giảm xuống, nhiệt độ của nước tăng lên 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác