Giải siêu nhanh toán 11 kết nối bài 7: Cấp số nhân

Giải siêu nhanh bài 7 Cấp số nhân toán 11 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

1. ĐỊNH NGHĨA

Bài 1: Nhận biết cấp số nhân...

Đáp án:

a) Năm số hạng đầu của dãy số đã cho là:

$u_{1}=3\cdot 2^{1}$; $u_{2}=12$; $u_{3}=24$; $u_{4}=48$; $u_{5}=96$;

b) Ta có: $u_{n-1}=3\cdot 2^{1}=3\cdot \frac{2^{n}}{2^{1}}=\frac{3\cdot 2^{n}}{2}=\frac{u_{n}}{2}$;

=> Hệ thức truy hồi liên hệ giữa $u_{n}$ và $u_{n-1}$ là: $u_{n}=2u_{n-1}$

Bài 2: Dãy số không đổi...

Đáp án:

Dãy số không đổi a, a, a, ... là một cấp số nhân với công bội q = 1.

Bài 3: Cho dãy số $(u_{n})$ với...

Đáp án:

$\frac{u_{n}}{u_{n-1}}=\frac{2\cdot 5^{n}}{2\cdot 5^{n-1}}=\frac{5^{n}}{\frac{5^{n}}{5}}=5$ $\forall n\geq 2$

Tức là $u_{5}=5u_{n-1}$ $\forall n\geq 2$

Vậy $(u_{n})$  là một cấp số nhân với $u_{1}=2\cdot 5^{1}$ và công bội q = 5

2. SỐ HẠNG TỔNG QUÁT

Bài 1: Công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{2}=u_{1}\cdot q$;

$u_{3}=u_{2}\cdot q=(u_{1}\cdot q)q=u_{1}\cdot q^{2}$;

$u_{4}=u_{3}\cdot q=u_{1}\cdot q^{3}$;

$u_{5}=u_{4}\cdot q=u_{1}\cdot q^{4}$.

b) Dự đoán công thức tính số hạng thứ n theo $u_{1}$ và q là $u_{1}\cdot q^{n-1}$ với $n\geq 2$.

Bài 2: Trong một lọ nuôi cấy vi khuẩn...

Đáp án:

Số lượng vi khuẩn sau mỗi giờ tạo thành cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}=5000$ và công bội q = 1,08 và $u_{6}$ là số lượng vi khuẩn sau 5 giờ nuôi cấy.

Vậy sau 5 giờ thì số lượng vi khuẩn là:

$u_{6}=u_{1}\cdot q^{6-1}=5000\cdot 1,085\approx 7374$ (con)

3. TỔNG CỦA N SỐ HẠNG ĐẦU CỦA MỘT CẤP SỐ NHÂN

Bài 1: Xây dựng công thức tính tổng n số hạng đầu của cấp số nhân...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{2}=u_{1}\cdot q$;

$u_{n-1}=u_{1}\cdot q^{n-1-1}=u_{1}\cdot q^{n-2}$;

$u_{n}=u_{1}\cdot q^{n-1}$.

Do đó, $S_{n}=u_{1}+u_{1}\cdot q+…+u_{1}\cdot q^{n-2}+u_{1}\cdot q^{n-1}$.

b) Ta có: $q\cdot S_{n}=q\cdot (u_{1}+u_{1}\cdot q+…+u_{1}\cdot q^{n-2}+u_{1}\cdot q^{n-1})$.

 $\Leftrightarrow q\cdot S_{n}=u_{1}\cdot q+u_{1}\cdot q^{2}+...+u_{1}\cdot q^{n-1}+u_{1}\cdot q^{n}$.

c) $S_{n}-q\cdot S_{n}=u_{1}+u_{1}\cdot q+...+u_{1}\cdot q^{n-2}+u_{1}\cdot q^{n-1}-(u_{1}\cdot q+u_{1}\cdot q^{2}+...+u_{1}\cdot q^{n-1}+u_{1}\cdot q^{n})$

$\Leftrightarrow (1-q)S_{n}=u_{1}-u_{1}\cdot q^{n}$

$\Leftrightarrow (1-q)S_{n}=u_{1}(1-q^{n})$

$S_{n}=\frac{u_{1}(1-q^{n})}{1-q}$ với $q\neq 1$

Bài 2: Nếu cấp số nhân có công bội q = 1...

Đáp án:

Nếu cấp số nhân có công bội q=1 thì cấp số nhân là $u_{1},u_{1},…,u_{1},…$

Khi đó $S_{n}=u_{1}+u_{1}+…+u_{1}=n\cdot u_{1}$ (tổng n số hạng của $u_{1}$)

Bài 3: Một nhà máy tuyển thêm công nhân vào...

Đáp án:

Ta có: 3 năm = 12 quý 

+ Theo phương án 1:

Lương của công nhân trong quý 1 là: $5\cdot 3 = 15$ (triệu đồng).

Từ quý thứ hai trở đi, lương sẽ tăng trong mỗi quý là 0,5 . 3 = 1,5 (triệu đồng).

Khi đó, lương mỗi quý của công nhân lập thành một cấp số cộng với số hạng đầu $u_{1}=15$ và công sai d=1,5. 

Sau 3 năm làm việc, lương của người nông dân là:

$S_{12}=\frac{12}{2}[2u_{1}+(12-1)d]=62.15+11.1,5=279$ (triệu đồng).

+ Theo phương án 2:

Lương của công nhân trong quý 1 là: 5 . 3=15 (triệu đồng).

Lương của quý tiếp theo bằng 105% lương mỗi quý liền trước đó. Khi đó, lương mỗi quý của công nhân lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu $u^{'}_{1}=15$ và công bội q=1,05. 

Sau 3 năm làm việc, lương của người nông dân là:

$S^{'}_{12}=\frac{u_{1}(1-q^{12})}{1-q}=\frac{15(1-1,05^{12})}{1-1,05}\approx 238,76 $ (triệu đồng).

Vậy theo phương án 1 thì tổng lương nhận được sau ba năm làm việc của người công nhân sẽ lớn hơn.

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài tập 2.15: Xác định công bội, số hạng thứ 5...

Đáp án:

a) Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1} = 1$ và công bội là q =4.

Số hạng thứ 5 là $u_{5}=u_{1}\cdot q^{5-1}=1\cdot 4^{4}=256$.

Số hạng thứ 100 là $u_{100}=4^{100-1}=4^{99}$.

b) Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1} = 2$ và công bội là: q=-14.

Số hạng thứ 5 là $u_{5}=u_{1}\cdot q^{5-1}=2\cdot \frac{-1}{4}^{4}=\frac{1}{128}$

Số hạng thứ 100 là $u_{100}=2\cdot \frac{-1}{4}^{100-1}=2\cdot \frac{(-1)^{99}}{4^{99}}=\frac{1}{2^{197}}$

Bài tập 2.16: Viết năm số hạng đầu của dãy số...

Đáp án:

a) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}=5\cdot 1=5$; $u_{2}=10$; $u_{3}=15$; $u_{4}=20$; $u_{5}=25$;

Với $n\geq 2$ ta có $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}=\frac{5n}{5(n-1)}=\frac{n}{n-1}=\frac{n-1=1}{n-1}=1+\frac{1}{n-1}$ luôn thay đổi.

Do đó, dãy số $(u_{n})$  không là cấp số nhân.

b) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}=5^{1}=5$; $u_{2}=25$; $u_{3}=125$; $u_{4}=625$; $u_{5}=3125$;

Với $n\geq 2$ ta có $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}=\frac{5^{n}}{5^{n-1}}=\frac{5^{n-1}\cdot 5}{5^{n-1}}=5$

Tức là $u_{n}=5u_{n-1}$ $\forall n\geq 2$

Do đó, $(u_{n})$  là cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}= 5$, công bội q = 5 

c) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}=1$; $u_{2}=2u_{1}=2$; $u_{3}=6$; $u_{4}=24$; $u_{5}=120$;

Ta có: $u_{n}=n\cdot u_{n-1}$ => $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}=n$ luôn thay đổi với $\forall n\geq 2$

Vậy dãy số $(u_{n})$  không là cấp số nhân.

d) Năm số hạng đầu của dãy số là:  

$u_{1}=1$; $u_{2}=5u_{1}=5$; $u_{3}=25$; $u_{4}=125$; $u_{5}=625$;

Ta có: $u_{n}=5u_{n-1}$ => $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}=5$ $\forall n\geq 2$

Vậy dãy số $(u_{n})$  là cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}=1$ công bội q=5 

Bài tập 2.17: Một cấp số nhân có số hạng thứ 6 bằng...

Đáp án:

Giả sử cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1}$ và công bội q. Ta có:

$u_{6}=u_{1}\cdot q^{6-1}=u_{1}\cdot q^{5}=96$ và $u_{3}=u_{1}\cdot q^{3-1}=u_{1}\cdot q^{2}=12$.

Do đó, $\frac{u_{6}}{u_{3}}=\frac{u_{1}\cdot q^{5}}{u_{1}\cdot q^{2}}=q^{3}=\frac{96}{12}=8$ => q=2

=> $u_{1}\cdot q^{2}=12$

$\Leftrightarrow u_{1}\cdot 2^{2}=12$

=> $u_{1}=3$

Vậy số hạng thứ 50 của cấp số nhân là: $u_{50}=u_{1}\cdot q^{50-1}=3 \cdot 2^{49}$.

Bài tập 2.18: Một cấp số nhân có số hạng đầu bằng 5 và công sai bằng 2...

Đáp án:

Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1}=1=5$và công bội q=2.

Ta có: $S_{n}=\frac{u_{1}(1-q^{n})}{1-q}=\frac{5(1-2^{n}}{1-2}=-5(1-2^{n}=5115$.

⟺ $1-2^{n}=-1023$

⟺ $2^{n}=1024$

⟺ $n=10$

Vậy ta phải lấy tổng của 10 số hạng đầu của cấp số nhân đã cho.

Bài tập 2.19: Một công ty xây dựng mua một chiếc máy ủi với giá 3 tỉ đồng...

Đáp án:

Giá trị của chiếc máy ủi sau mỗi năm sử dụng lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}=3$ và công bội q=0,8.

Vậy sau 5 năm sử dụng giá trị của chiếc máy ủi là

$u_{5}=u_{1}\cdot q^{5-1}=3\cdot 0,8^{4}$ (tỉ đồng) =1 228 800 000 (đồng).

Bài tập 2.20: Vào năm 2020, dân số của một quốc gia là khoảng...

Đáp án:

Như vậy, dân số của quốc gia đó sau mỗi năm lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}=97$ và công bội q=1,0091.

Dân số của quốc gia đó vào năm 2030 chính là dân số của quốc gia sau 10 năm kể từ năm 2020 là:

$u_{11}=u_{1}\cdot q^{11-1}=97\cdot 1,0091^{10}\approx 106,2$ (triệu người)

Bài tập 2.21: Một loại thuốc được dùng mỗi ngày một lần...

Đáp án:

Lượng thuốc (tính bằng mg) trong máu của bệnh nhân sau mỗi ngày dùng thuốc lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}=50$ và công bội $q=\frac{1}{2}$

Tổng lượng thuốc trong máu sau khi dùng thuốc 10 ngày liên tiếp là:

$S_{n}=\frac{u_{1}(1-q^{10})}{1-q}=\frac{50(1-\frac{1}{2}^{10})}{1-\frac{1}{2}}=\frac{25575}{256}=99,902$ (mg)

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức, giải toán 11 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 kết nối tri thức, Giải SGK bài 7: Cấp số nhân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác