Lý thuyết trọng tâm Toán 8 kết nối bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Toán 8 kết nối tri thức bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG 5. DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

BÀI 19: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ

  1. LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ TRANH HAY BIỂU ĐỒ CỘT

Hoạt động 1:

Ta lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ trên như sau:

Loại vé

100 000 đồng

150 000 đồng

200 000 đồng

Số lượng

(nghìn vé)

10

20

5

Nếu biểu diễn dữ liệu này bằng biểu đồ tranh thì nên chọn mỗi biểu tượng biểu diễn cho 5 nghìn vé vì số liệu 5 nghìn nhỏ nhất trong bảng trên và 10  5; 20  5.

Hoạt động 2:

Số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là số mà cả ba số: 10 300, 22 300, 4 100 đều chia hết và nên chọn số lớn nhất có thể.

Do đó, số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là:

ƯCLN (10 300, 22 300, 4 100) = 100.

Khi đó:

Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 100 000 đồng là:

10 300 : 100 = 103 (biểu tượng).

Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 150 000 đồng là:

22 300 : 100 = 223 (biểu tượng).

Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 200 000 đồng là:

4 100 : 100 = 41 (biểu tượng)

Nhận xét:

Có thể dùng biểu đồ tranh, biểu đồ cột để biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng biểu đồ tranh mà phải vẽ rất nhiều biểu tượng thì ta nên dùng biểu đồ cột.

Luyện tập 1: 

Dữ liệu trong Bảng 5.1 biểu diễn số lượng của các loài động vật.

Để biểu diễn dữ liệu này, ta dùng biểu đồ cột vì biểu đồ cột biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau.

  1. Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng

Hoạt động 3: 

Bảng thống kê

8

12

16

20

24

28

32

36

40

1

14

100

300

600

1000

1700

2600

3500

Ta có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu trên.

Hoạt động 4:

  1. a) Ta không nên dùng biểu đồ để biểu diễn bảng số liệu này vì số lượng thời điểm quan sát nhiều.
  2. b) Biểu đồ biểu diễn bảng số liệu phù hợp là biểu đồ đoạn thẳng thì để biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian và số lượng thời điểm quan sát nhiều.

Nhận xét:

Nếu muốn biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng. Khi số lượng thời điểm quan sát ít ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột.

  1. LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ CỘT HAY BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

Ví dụ 1 (SGK – tr.95)

Tuổi thọ trung bình của các quốc gia không phải là các số nguyên nên biểu đồ tranh không phù hợp. Ta không thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn vì trong dữ liệu này tuổi thọ trung bình không thay đổi theo thời gian mà thay đổi theo quốc gia. Ta nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu này.

Luyện tập 2:

  1. a) Dựa vào biểu đồ trên, ta lập bảng thống kê số cơn bão trên toàn cầu như sau:

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Số cơn bão

99

121

86

130

94

  1. b) Biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu đã cho là:

Nếu có dữ liệu về số cơn bão trên toàn cầu từ 1970 đến nay thì ta nên dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn vì số lượng thời điểm quan sát nhiều

  1. Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn

Hoạt động 5:

  1. a) Nên dùng biểu đồ hình quạt tròn để so sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A theo cỡ áo, vì biểu đồ hình quạt tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của cùng từng loại so với toàn thể.
  2. b) Nên dùng biểu đồ cột kép để so sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của nam và nữ vì biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

Nhận xét:

Khi muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau ta dùng biểu đồ cột kép. Khi muốn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.

Ví dụ 2 (SGK – tr.96)

  1. a) Vì ta muốn biểu diễn tỉ lệ người trẻ tuổi theo số lượng sách đã đọc tháng trước so với tổng số người trẻ tuổi được hỏi nên ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
  2. b) Tổng số người trẻ tuổi được khảo sát là 1000 (người).

Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước không đọc cuốn sách nào là: 351000=35%

Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc từ 1 đến 2 cuốn sách là: 501000=50%

Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc trên 2 cuốn sách là 1501000=15%

Biểu đồ đã hoàn thiện được cho như hình bên dưới.

Luyện tập 3:

Vì muốn so sánh mật độ dân số của mỗi vùng sau 10 năm nên ta dùng biểu đồ cột kép. Biểu đồ gồm 3 nhóm cột, mỗi nhóm gồm 2 cột biểu diễn mật độ dân số của một vùng trong các năm 2009 và 2019.

Thử thách nhỏ:

Dữ liệu trong Bảng 5.1 biểu diễn số lượng của các loài động vật. Để biểu diễn dữ liệu này, ta dùng biểu đồ cột vì biểu đồ cột biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau.

Do đó, ta ủng hộ Tròn.

Chú ý:

Việc lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu mà còn phụ thuộc vào mục đích của người dùng!

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ , kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ, nội dung chính bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác