Đề số 1: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Xét cân bằng:

N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là

  • c

Câu 2. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?

  • A. Phản ứng thuận đã kết thúc
  • B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
  • C. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
  • D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau. 

Câu 3. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng

2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)          ∆H < 0

Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi

  • A. giảm nồng độ của SO2
  • B. tăng nồng độ của O2
  • C. tăng nhiệt độ lên rất cao
  • D. giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Câu 4. Cho phương trình hóa học

N2(k) + O2(k)Học sinh tham khảo 2NO(k)       ∆H > 0

Hãy cho biết những cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?

  • A. Nhiệt độ và nồng độ
  • B. Áp suất và nồng độ
  • C. Nồng độ và chất xúc tác
  • D. Chất xúc tác và nhiệt độ

Câu 5: Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Chất xúc tác
  • B. Nồng độ
  • C. Áp suất
  • D. Nhiệt độ

Câu 6: Cho các nhận xét sau:

a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không tham gia phản ứng với nhau

c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu

d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi

Các nhận xét đúng là

  • A. (a) và (d)
  • B. (a) và (b)
  • C. (b) và (c)
  • D. (a) và (c)

Câu 7: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k)   ∆H < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. 

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

  • A. (1), (4), (5)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (4)
  • D. (1), (2), (3)

Câu 8: Cho một phản ứng hóa học có dạng

A(k) + B(k) ⇆ 2C(k)         ∆H > 0

Biện pháp cần tiến hành để chuyển dịch cân bằng hóa học sang chiều thuận?

  • A. Tăng áp suất
  • B. Giảm nồng độ chất C
  • C. Giảm nhiệt độ
  • D. Giảm nồng độ các chất A và B

Câu 8: Cho các cân bằng sau

(I) 2HI(k) ⇄ H2(k) + I2(k)

(II) CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k)

(III) FeO (r) + CO ⇄ Fe(r) + CO2(k)

(IV) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3

Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng nào bị chuyển dịch theo chiều nghịch?

  • A. II
  • B. IV
  • C. I
  • D. III

Câu 10: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp khí thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là 

  • A. 2,500
  • B. 3,125
  • C . 0,609
  • D. 0,500


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

B

B


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác