Đề số 2: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho cân bằng hóa học:

H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k); ∆H > 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

  • A. tăng nhiệt độ của hệ
  • B. giảm nồng độ HI
  • C. tăng nồng độ H2
  • D. giảm áp suất chung của hệ

Câu 2: Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Chất xúc tác
  • B. Nồng độ
  • C. Áp suất
  • D. Nhiệt độ

Câu 3. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau:

2N2(k) + 3H2(k)c 2NH3(k)       ∆H < 0

Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn, nếu

  • A. giảm áp suất chung của hệ 
  • B. giảm nồng độ của khí nitơ và khí hiđro
  • C. tăng nhiệt độ của hệ
  • D. tăng áp suất chung của hệ

Câu 4. Câu nào sau đây đúng?

  • A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học
  • B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
  • C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
  • D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau 

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất đầu
  • B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu
  • C. Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra không hoàn toàn
  • D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện

Câu 6. Khi tăng áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng của phản ứng nào sau đây?

  • A. N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
  • B. H2+ Cl2 ⇆ 2HCl
  • C. 2CO + O2 ⇆ 2CO2
  • D. 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3

Câu 7:  Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hóa học nào dưới đây bị chuyển dịch?

(1) N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k)

(2) H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)

(3) 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)

(4) 2NO2(k) ⇌ N2O4(k)

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (1), (2), (4)

Câu 8: Cho phản ứng 

2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là

  • A. 40 
  • B. 30
  • C. 20
  • D. 10

Câu 9: Sản xuất vôi trong công nghiệp và thủ công đều dựa trên phản ứng hóa học:

CaCO3(r)Học sinh tham khảo CaO(r) + CO2(k)

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của phản ứng hóa học nung vôi?

  • A. Phản ứng thuận có sản phẩm tạo thành là chất rắn
  • B. Phản ứng thuận nghịch
  • C. Phản ứng thuận thu nhiệt
  • D. Phản ứng thuận có sản phẩm tạo thành là chất khí

Câu 10: Cho phản ứng

H2(k) + I2(k) ⇄ 2HI(k)

Ở nhiệt độ 430oC hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun núng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 ga H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430oC, nồng độ của HI là

  • A. 0,151 M
  • B. 0,320 M
  • C. 0,275 M
  • D. 0,225 M

 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

D

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

A

C


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác