Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Nước Đại Việt ta

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Nước Đại Việt ta là?

  • A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương
  • B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no
  • C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua
  • D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến

Câu 2: “Đại cáo bình Ngô” là bản tổng kết toàn diện:

  • A. Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt của nhân dân nhà Lý.
  • B. Những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta thời Trần.
  • C. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
  • D. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

Câu 3: “Đại cáo bình Ngô” được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Nội dung nào trong đoạn trích thể hiện điều đó?

  • A. Nước Đại Việt có nền văn hiến đã lâu; lịch sử hào hùng qua nhiều triều đại
  • B. Nước Đại Việt có chủ quyền dân tộc “Núi sông bờ cõi đã chia”
  • C. Phong tục của Đại Việt khác với các nước phương Bắc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?

  • A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục
  • B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền
  • C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổm phong tục
  • D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ

Câu 5: Chức năng của thể cáo là tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  • A. Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân xâm lược Mông – Nguyên.
  • B. Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” tuyên ngôn về nhân nghĩa, về độc lập dân tộc.
  • C. Văn bản tổng kết về lịch sử hào hùng của nước ta.
  • D. Cả B và C.

Câu 6: So sánh với bài thơ “Nam Quốc sơn hà”, ý thức độc lập dân tộc trong bài “Bình Ngô đại cáo” có sự tiếp nối và phát triển. Ý nào sau đây không thể hiện điều đó?

  • A. Ngoài yếu tố chủ quyền, “Bình Ngô đại cáo” còn bổ sung thêm các yếu tố cơ bản nữa như: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
  • B. Việc tác giả đặt sóng đôi, ngang hàng lịch sử các triều đại Việt Nam với các triều đại Trung Quốc nhằm khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc không phải bằng "thiên thư" (sách trời) mà bằng thực tế lịch sử.
  • C. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
  • D. Qua văn bản tác giả đã chứng minh cho cả thế giới biết về sức mạnh vô đối của nhân dân Đại Việt trong chiến tranh.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tiền đề được nêu ra trong “Nước Đại Việt ta” là gì?

Câu 2 (2 điểm): Văn bản “Nước Đại Việt ta” nêu lên nguyên lý nhân nghĩa nào?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

D

B

B

D

2. Tự luận

Câu 1:

Chân lí được khẳng định trong bài là:

- Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng, là nước riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có lịch sử độc lập với nhiều triều đại, có chế độ, chủ quyền ngang hàng với các triều đại Trung Quốc..chính vì thế kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại

- Chính vì nước ta là một đất nước có chủ quyền, tự do riêng như thế nên chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần yêu nước bảo vệ chủ quyền, tiêu diệt những thế lực có ý định xâm lược nước ta

Câu 2:

Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là yên dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác