Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Nước Đại Việt ta

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lưu Cung gặp vấn đề khi sang xâm chiếm Đại Việt?

  • A. Đánh chiếm được Đại Việt
  • B. Tham công nên thất bại
  • C. Chưa đánh được gì đã phải quay về
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?

  • A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
  • B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
  • C. Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt
  • D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Câu 3: Câu “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi” thể hiện điều gì?

  • A. Ý chí tự chủ, độc lập, tự cường của dân tộc ta.
  • B. Chứng minh cho quân giặc thấy về lịch sử hào hùng của nước ta.
  • C. Khẳng định về tính chuẩn xác của những bằng chứng mà tác giả đưa ra trước đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thể cáo có kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  • A. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta")
  • B. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (cơ sở khoa học về chính nghĩa)
  • C. Văn bản ứng với phần hai: lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa (Toa Đô, Triệu Tiết,…)
  • D. Văn bản ứng với phần bốn: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 5: “Bình Ngô đại cáo” là mẫu mực về kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén. Phần mở đầu bài cáo (đoạn trích “Nước Đại Việt ta”), Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả làm nổi bật hai nội dung cốt lõi: "yên dân" và "trừ bạo". Tiếp đến bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt: "Tuy mạnh yếu khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có...". Chân lí này được khẳng định theo trình tự: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt, chủ quyền dân tộc. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí như vậy đã tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.

Đoạn văn trên có ý nào không đúng?

  • A. Phần mở đầu bài cáo, Nguyễn Trái đúng ra phải là nêu lên chiến thuật trị nước thay vì tư tưởng nhân nghĩa.
  • B. Bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt đúng ra phải thể hiện qua hai câu "Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...".
  • C. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí đúng ra phải có ý nghĩa về mặt khoa học ứng dụng chứ không phải là tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.
  • D. Không có ý nào.

Câu 6: Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong Nước Đại Việt ta nhằm khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
  • B. Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt
  • C. Khiêu chiến với người phương Bắc
  • D. Xem thường người phương Bắc

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Văn bản “Nước Đại Việt ta” đã đề cập tới các yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra luận điểm của bài thơ “Nước Đại Việt ta”.


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

C

A

B

A

2. Tự luận

Câu 1:

Các yếu tố được đề cập đến:

- Nền văn hiến lâu đời

- Có cương vực lãnh thổ

- Có phong tục tập quán

- Có chiều dài lịch sử

- Có chế độ nhà nước riêng

Câu 2:

Các luận điểm:

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước

- Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc


Bình luận

Giải bài tập những môn khác