Đề số 3: Đề kiểm tra lịch sử 8 kết nối tri thức bài 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Về kinh tế, cuối thế kỉ XVIII, Pháp là:

  • A. Nước nông nghiệp tiên tiến
  • B. Nước nông nghiệp lạc hậu 
  • C. Nước công nghiệp hiện đại
  • D. Nước có tiềm lực lớn mạnh nhất

Câu 2: Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã:

  • A. Đạt đến sự chuẩn mực.
  • B. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • C. Bước đầu thoái trào
  • D. Bước đầu có những chính sách cởi mở

Câu 3: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp, đó là:

  • A. Vua – Hoàng tộc, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba
  • B. Vua, Quan lại – Quý tộc và Nhân dân
  • C. Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba
  • D. Quý tộc, Tăng lữ và nô lệ

Câu 4: Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản khi đối mặt với tình hình nước Pháp trước cách mạng đã làm gì?

  • A. Đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII
  • B. Chủ trương hạn chế quyền của vua, đảm bảo quyền tự do của công dân.
  • C. Hình thành giai cấp vô sản và hệ thống lí luận cho phong trào cách mạng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điều gì đã thôi thúc nhân dân Pháp nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến?

  • A. Nước Pháp đang trong tình trạng diệt vong
  • B. Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.
  • C. Nhân dân muốn chiếm đoạt ngôi vua.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6:Giai đoạn 3 của tiến trình Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì?

  • A. Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Bastille
  • B. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
  • C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hoà đầu tiên
  • D. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobin

Câu 7: Đâu là kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà
  • B. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
  • C. Xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Trước cách mạng, điều gì đã kìm hãm nền sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất ở Pháp?

  • A. Những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội
  • B. Sự xâm lược của nước Anh
  • C. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến độ chuẩn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nước Pháp trước cách mạng?

  • A. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, năng suất thấp. 
  • B. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. 
  • C. Máy móc ít được sử dụng trong sản xuất. Chỉ có một số lượng nhỏ trung tâm công nghiệp ra đời. 
  • D. Các hải cảng lớn như: Marseille, Bordeaux,... tấp nập tàu buôn ra vào.

Câu 10: Bức tranh biếm hoạ dưới đây thể hiện điều gì?

  • A. Sự xa hoa của giới Quý tộc Pháp trước cách mạng
  • B. Những góc khuất của chế độ quân chủ chuyên chế
  • C. Cơ sở tiến hành cách mạng Pháp
  • D. Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2 (4 điểm). Có ý kiến cho rằng “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc Đại cách mạng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?


Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

C

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

A

C

D

GIẢI CHI TIẾT

Câu 9:

Tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng mang những đặc điểm sau:

  • Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày cuốc nên năng suất rất thấp.

  • Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.

  • Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10:

Bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” miêu tả:

  • Cảnh một người nông dân đã già trên tay cầm cái cuốc đã mòn vẹt. Những con thỏ, con chuột đang phá hoại mùa màng => biểu hiện cho nền nông nghiệp kém phát triển, công cụ lạc hậu, năng suất thấp,…

  • Trên lưng cõng hai người đàn ông béo tốt, đại diện cho 2 đẳng cấp: Tăng lữ và Quý tộc.

  • Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà người nông dân phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc.

Đáp án cần chọn là: D

II. Tự luận

Câu 1: 

- Nguyên nhân sâu xa: 

+ Kinh tế:

  • Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Công thương nghiệp kém nhưng có bước phát triển.

  • Chế độ hội phường kìm hãm nền sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất. 

+ Chính trị, xã hội:

  • Vua Lu-I XVI nắm mọi quyền hành. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống nhân dân. 

  • Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

  • Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.

  • + Tư tưởng: các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phá bỏ chế phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII. 

    - Nguyên nhân trực tiếp:

    + Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp.

    + Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến.

Câu 2: 

- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân (nông dân). Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của của cách mạng. 

- Với những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới. 

+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu. 

+ Sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác