Đề số 4: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp làm gì ở Mã Lai và Miến Điện?

  • A. Nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
  • B. Tranh chấp ảnh hưởng 
  • C. Phối hợp phát triển kinh tế
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Giữa thế kỉ XVI, nước nào bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm gần hết và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm?

  • A. Indonesia
  • B. Malaysia
  • C. Myanmar
  • D. Philippines

Câu 3: Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan khi nào?

  • A. Từ thế kỉ XVI
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • D. Giữa thế kỉ XX

Câu 4: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?

  • A. Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.
  • B. Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau
  • C. Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Câu 2: Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.


I.Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

B

B

 

II.Tự luận:

Câu 1: Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:

- Chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân. 

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.

- Kinh tế:

+ Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...

Câu 2: Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á:

- Tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, mỗi người dân góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc. 

- Quá trình đấu tranh chống xâm lược diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 

- Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác