Đề số 3: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 9 Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII. 

Câu 2 (4 điểm). Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?


Câu 1: 

- Ở Đàng Ngoài: 

+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

+ Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế

cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác. 

+ Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Ở Đàng Trong:

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn. 

+ Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

Câu 2: Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác